Đó là mô hình mà bạn Lê Hoài Trung (sinh viên năm thứ 4, ngành nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học An Giang) đang áp dụng tại gia đình. Vốn có tính tự lập sớm nên từ năm nhất đến nay, ngoài tiền học phí gia đình lo thì các khoản khác từ ăn, ở, sách vở đều do Trung tự làm thêm để trang trải các khoản chi phí.
Đó là mô hình mà bạn Lê Hoài Trung (sinh viên năm thứ 4, ngành nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học An Giang) đang áp dụng tại gia đình. Vốn có tính tự lập sớm nên từ năm nhất đến nay, ngoài tiền học phí gia đình lo thì các khoản khác từ ăn, ở, sách vở đều do Trung tự làm thêm để trang trải các khoản chi phí. Từ hiếu kỳ đến đam mê, giờ đây việc nuôi dúi giúp Trung mang lại nguồn thu nhập rất đáng mơ ước của nhiều bạn bè đồng trang lứa.
Dúi được xếp vào loại thức ăn “đặc sản”, thịt ngon, giàu đạm, chi phí đầu tư thấp, ít nhân công và ít rủi ro. |
Một lần tình cờ xem báo thấy có người nuôi con dúi cho thu nhập cao, chàng thanh niên trẻ đã ấp ủ việc nuôi con dúi và bắt đầu tìm tòi học hỏi. Nhưng khi bộc lộ ý định này với gia đình, Trung nhận rất nhiều sự phản đối, nhất là cha mẹ.
Bởi theo mọi người, Trung nên tập trung vào việc học, hơn nữa dúi là con vật xa lạ với họ nên không biết đầu tư vào đó hiệu quả như thế nào. Nhưng với quyết tâm của mình, Trung dành nhiều thời gian để thuyết phục gia đình đồng ý cho mình nuôi con dúi.
Hơn 2 năm trước, Trung lấy hết tiền dành dụm và xin thêm gia đình để mua 5 cặp dúi giống với giá 1,8 triệu đồng/cặp. Chưa có kinh nghiệm nuôi dúi nên thời gian đầu, Trung cho biết bị hao hụt 2 cặp dúi. Khi đó, chàng thanh niên trẻ bị hụt hẫng và có ý định dừng nuôi.
Nhưng rồi qua tìm hiểu nhiều hơn về con dúi, Trung càng bị thôi thúc. Trung vừa nuôi, vừa đọc thêm sách báo, nghiên cứu khoa học về con dúi và tự mình rút ra nhiều kinh nghiệm. Các cặp dúi còn lại đã bắt đầu phát triển, sinh trưởng tốt.
Theo chia sẻ của Trung, nuôi dúi không biết cách sẽ rất khó thành công, nhưng khi đã nắm bắt được quy trình, kỹ thuật, tôn trọng đặc tính tự nhiên của loài dúi thì việc nuôi trở nên rất dễ dàng. Địa điểm nuôi dúi lý tưởng là một khu vực thật yên tĩnh (điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi dúi sinh sản). Chuồng dúi nên tránh ánh sáng trực tiếp.
Chuồng nuôi bên trong tô xi-măng thật láng hoặc ốp gạch men 4 góc, nền bê-tông hoặc lát gạch. Mỗi ô chuồng dùng cho 1 con.
“Mỗi con dúi được nuôi 1 hộc vuông, đến thời điểm sinh sản thì nuôi chung con giống bố, mẹ. Dúi mẹ mang thai 45 ngày. Mỗi lần đẻ từ 2-5 con (1 năm dúi mẹ có thể đẻ được 3-4 lần).
Dúi con bú mẹ và ăn đọt tre non, khoảng 30 ngày tuổi là tách mẹ. Thức ăn của dúi là các loại rau, củ, thân mía, tre, bắp rất dễ tìm.
Thời gian mang thai, dúi mẹ cần được cung cấp thức ăn giàu đạm và các khoáng chất để đảm bảo quá trình mang thai, nuôi và cho con bú. Dúi đạt trọng lượng từ 700gr - 1kg là có thể xuất bán với giá 500.000 - 650.000 đồng/kg” - Lê Hoài Trung chia sẻ.
Con dúi rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao |
Với 3 cặp dúi bố mẹ ban đầu, sau 2 năm nuôi, phối giống, Trung cho biết mình đã có 20 cặp dúi bố mẹ với 60 con dúi con (chưa kể những con dúi đã bán trước đó). Mỗi tháng, Trung bỏ mối dúi cho các nhà hàng ở TP. Long Xuyên và các địa phương như: Tiền Giang, Sóc Trăng...
Thịt dúi dai, ngon và thơm nên được ưa chuộng nhiều ở các nhà hàng. Trung bình mỗi tháng, Trung kiếm thêm thu nhập từ bán con dúi từ 10-15 triệu đồng, số tiền kiếm được từ nuôi dúi, Trung có thể trang trải chi phí trong quá trình học tập, rèn luyện.
“Để có đầu ra ổn định như bây giờ, thời gian đầu, em phải mang con dúi đến chào hàng tại các quán ăn, nhà hàng trong tỉnh rồi đến ngoài tỉnh. Rất may, những nhà hàng đa phần họ đều biết đến con dúi cũng như giá trị dinh dưỡng của nó nên việc bỏ mối con dúi dễ dàng hơn.
Hiện tại, mỗi tháng em bỏ mối hơn 20 con dúi cho các nhà hàng. Việc vệ sinh chuồng trại nuôi dúi cũng rất đơn giản: dọn phân 2 lần/tuần. Đặc biệt, dúi là loài không cần uống nước” - Trung chia sẻ kinh nghiệm.
Nở nụ cười thân thiện, chàng sinh viên có nước da ngâm đen ấy cũng bộc bạch sẽ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, cách thức, quy trình chăm sóc cũng như những “bí quyết” nuôi dúi mà bản thân đã áp dụng từ thực tiễn cho những ai có nhu cầu.
Theo PHƯƠNG LAN/TTMT
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin