Hội thảo khoa học Nghệ thuật sân khấu dù kê – 100 năm hình thành và phát triển

09:10, 25/10/2020

Sáng nay (25/10), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Trà Vinh phối hợp với Trường ĐH Trà Vinh tổ chức hội thảo "Nghệ thuật sân khấu Dù kê – 100 năm hình thành và phát triển". Gần 200 đại biểu các nhà khoa học, nhà quản lí và nghệ sĩ, nghệ nhân đến dự.

 

 Nhận vật chằn (phản diện) trong sân khấu Dù kê
Nhận vật chằn (phản diện) trong sân khấu Dù kê

Sáng nay (25/10), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Trà Vinh phối hợp với Trường ĐH Trà Vinh tổ chức hội thảo “Nghệ thuật sân khấu Dù kê – 100 năm hình thành và phát triển”. Gần 200 đại biểu các nhà khoa học, nhà quản lí và nghệ sĩ, nghệ nhân đến dự.

Đây là diễn đàn nhằm tạo cơ hội gặp gỡ giữa nghệ sĩ và nghệ nhân sân khấu Dù kê, các đoàn nghệ thuật với nhà khoa học, nhà quản lí và đơn vị đào tạo để trao đổi, đúc kết những bài học kinh nghiệm trong suốt 100 năm hoạt động và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật sân khấu này. Đồng thời góp phần nâng cao nhận thức trong vấn đề bảo tồn và phát huy; đào tạo cán bộ - giảng viên giảng dạy; chuyên nghiệp hóa đội ngũ sáng tác, biểu diễn, phát triển phù hợp với đời sống đương đại.

Có 35 bài tham luận cùng hàng chục ý kiến thảo luận, mổ sẻ, nhận diện thực trạng và đề xuất giải pháp để sân khấu Dù kê tiếp tục có chỗ đứng trong lòng khán, thính giả.

Nghệ sĩ Đào Chuông, nguyên Trưởng đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Kiên Giang đề xuất: “Sân khấu Dù kê phải giữ được vũ đạo đặc thù của riêng cũng như dàn đế rất độc đáo. Thực tế, các nghệ thuật sân khấu truyền thống đi theo phong cách hiện đại đều bị điện ảnh vượt mặt. Vì vậy chỉ có thể quay lại truyền thống của chúng ta mới sống được”.

Dù kê được hình thành tại vùng đất Nam bộ và trở thành một trong những loại hình nghệ thuật biểu diễn hấp dẫn nhất đối với đồng bào Khmer Nam bộ và nước láng giềng Campuchia vào thế kỷ trước. Đặc biệt, Dù kê đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian vào năm 2014.

Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự bùng nổ của các loại hình giải trí hiện đại, sức hấp dẫn của phương tiện nghe nhìn nên sân khấu Dù kê đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Các nghệ nhân, nghệ sĩ gạo cội ngày càng thưa dần; trong khi đó, đội ngũ kế thừa chưa được đào tạo bài bản. Việc đầu tư viết kịch bản, dàn dựng và biểu diễn các vở diễn mới chưa đáp ứng nhu cầu của công chúng...

 Tiến sĩ, nhạc sĩ Sơn Ngọc Hoàng - một trong những người tâm huyết với sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ.
Tiến sĩ, nhạc sĩ Sơn Ngọc Hoàng - một trong những người tâm huyết với sân khấu Dù kê Khmer Nam bộ.

Tiến sĩ, nhạc sĩ Sơn Ngọc Hoàng, Chi hội trưởng, Chi hội nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng cho rằng, bên cạnh những chính sách bảo tồn di sản của Nhà nước, các địa phương cần quan tâm nhiều hơn trong việc đào tạo, chuyên nghiệp hóa đội ngũ sáng tác, biên kịch và biểu diễn Dù kê.

“Riêng đối với các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp do nhà nước quản lý hỗ trợ nguồn kinh phí để đầu tư dàn dựng, mua sắm trang thiết bị hiện đại. Đối với đội ngũ diễn viên cần có chế độ đãi ngộ thỏa đáng thì họ mới hoạt động mạnh. Ngoài ra cần đào tạo lớp kế thừa cho những nghệ sĩ ngày càng già đi”, nhạc sĩ Sơn Ngọc Hoàng nói.

 Trích đoạn vở Tứp-sô-đa - nhanh (sân Dù kê)
Trích đoạn vở Tứp-sô-đa - nhanh (sân Dù kê)

Dịp này, các đại biểu sẽ cùng tham dự họp mặt chương trình kỷ niệm 100 năm nghệ thuật sân khấu Dù kê hình thành và phát triển./.

Theo Thạch Sa Oanh/VOV

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh