Lúa được mùa, được giá nông dân Cần Thơ lãi 3 triệu đồng/công

10:04, 13/04/2020

Sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi từ 2,5 - 3 triệu đồng/công, tùy theo từng loại giống lúa có thể sẽ cao hơn.

Sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi từ 2,5 - 3 triệu đồng/công, tùy theo từng loại giống lúa có thể sẽ cao hơn.

Vụ lúa Đông Xuân vừa qua, người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ phấn khởi khi lúa được mùa, được giá.
Vụ lúa Đông Xuân vừa qua, người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ phấn khởi khi lúa được mùa, được giá.

Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trở lại trong tháng 4 này với số lượng 400.000 tấn theo đề xuất của Bộ Công Thương. Đây là tín hiệu vui của bà con nông dân và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở Cần Thơ.

Vụ lúa Đông Xuân vừa qua người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ phấn khởi khi lúa được mùa, được giá. Sau khi trừ chi phí, nông dân có lãi từ 2,5 - 3 triệu đồng/công, tùy theo từng loại giống lúa có thể sẽ cao hơn. Tháng 4 này bà con nông dân Cần Thơ càng vui hơn khi các doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo trở lại. Điều này có nghĩa là giá lúa sẽ tăng lên đôi chút và người dân tiếp tục có lời.

Ông Nguyễn Thanh Đức, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ cho biết, năng suất lúa vụ này đạt từ 1 - 1,2 tấn/ha, cao hơn so với các vụ trước. “Nếu giá bán lúa từ 5.000 đồng/kg trở lên, nhiều bà con vụ này có lãi”, ông Đức cho biết.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, TP Cần Thơ cho biết, đây là tín hiệu vui đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo vùng ĐBSCL, khi vụ lúa Đông Xuân năm nay đạt thắng lợi dù hạn, mặn khốc liệt. Vụ lúa Đông Xuân này, giá gạo xuất khẩu cao hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ cơ cấu giống lúa của các địa phương, nhiều giống lúa chất lượng cao được nông dân đưa vào sản xuất.

Ông Bình cũng cho rằng, khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, việc xuất khẩu gạo theo Quyết định của Chính phủ là hoàn toàn hợp lý, giúp giải quyết được vấn đề mà các doanh nghiệp gặp phải, nhất là gạo đang bị lưu kho, bãi ở cảng chờ xuất khẩu khá nhiều.

“Vụ Hè Thu năm 2020 có nơi xuống giống được 1 tháng, còn hơn 2 tháng nữa là có lúa thu hoạch và dự tính sản lượng cũng như năng suất vẫn rất tốt nên hoàn toàn có lương thực dự phòng. Lo lắng của Chính phủ cũng là hợp lý, mặc dù có thể lượng gạo dư thừa nhưng nếu không chuẩn bị tốt vẫn có thể nơi này, nơi kia không mua được gạo ăn là do tâm lý của người tiêu dùng. Khi Chính phủ đã có sự chuẩn bị, dự tính kỹ càng cùng những giải pháp dự phòng về lương thực thì các doanh nghiệp cũng hết sức ủng hộ”, ông Bình nói.

Ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương TP Cần Thơ cho biết, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Cần Thơ đang có gần 10.000 tấn đang chờ thông quan. Sau khi Chính phủ cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4 này, Sở Công Thương cũng có văn bản gửi các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên địa bàn để triển khai thực hiện./.

Theo Phạm Hải/VOV

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh