Từ nửa cuối tháng Ba, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế giảm dần

03:01, 21/01/2020

Thời gian xâm nhập mặn cao nhất trên sông Cửu Long tập trung vào tháng 1-2/2020; riêng các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn vào tháng 3/2020.

Thời gian xâm nhập mặn cao nhất trên sông Cửu Long tập trung vào tháng 1-2/2020; riêng các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn vào tháng 3/2020.

Nạo vét kênh mương nội đồng để chủ động ngăn mặn, trữ ngọt tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)
Nạo vét kênh mương nội đồng để chủ động ngăn mặn, trữ ngọt tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Ngày 20/1, ông Phùng Tiến Dũng, Trưởng Phòng Dự báo thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) cho biết từ nửa cuối tháng 3 đến tháng 6/2020, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế giảm dần.

Theo ông Phùng Tiến Dũng, dòng chảy trên sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long trong tháng 2/2020 dự báo tương đương so với trung bình nhiều năm và năm 2016.

Biển Hồ (Campuchia) ở mức thấp, khả năng bổ sung nước cho Đồng bằng sông Cửu Long không nhiều. Từ khoảng giữa tháng 3/2020, lưu lượng dòng chảy về trạm Kratie (Campuchia - đầu châu thổ Mekong) sẽ tăng do các hồ xả nước theo quy luật nhiều năm gần đây.

Tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức độ sâu hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm, trong một số thời điểm ranh mặn trên các sông có khả năng xâm nhập tương đương mùa khô năm 2015-2016.

Thời gian xâm nhập mặn cao nhất trên sông Cửu Long tập trung vào tháng 1-2/2020; riêng các sông Vàm Cỏ, sông Cái Lớn vào tháng 3/2020.

Ông Phùng Tiến Dũng cũng cho rằng trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với việc sử dụng và khai thác tài nguyên nước trong lưu vực (tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập Trung Quốc) sẽ làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn mùa khô 2015-2016./.

Theo Thắng Trung (TTXVN/Vietnam+)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh