Đào tạo nghề nông nghiệp trước bối cảnh hội nhập

08:12, 14/12/2019

Tại phiên thảo luận"Nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn cho lao động nông thôn" do Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cùng UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp tổ chức sáng 13/12/2019, trong khuôn khổ Festival Lúa gạo Việt Nam lần IV- Vĩnh Long năm 2019, nhiều đại biểu tham gia phân tích nhằm hướng đến hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nông nghiệp cho giai đoạn 2020- 2030.

 

Tại phiên thảo luận“Nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn cho lao động nông thôn” do Cục Kinh tế hợp tác và PTNT cùng UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp tổ chức sáng 13/12/2019, trong khuôn khổ Festival Lúa gạo Việt Nam lần IV- Vĩnh Long năm 2019, nhiều đại biểu tham gia phân tích nhằm hướng đến hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nông nghiệp cho giai đoạn 2020- 2030.

Đào tạo nghề nông nghiệp theo hướng đa ngành nghề cho lao động nông thôn là yêu cầu cấp bách trước bối cảnh hội nhập.
Đào tạo nghề nông nghiệp theo hướng đa ngành nghề cho lao động nông thôn là yêu cầu cấp bách trước bối cảnh hội nhập.

Cần lao động nông thôn có trình độ

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Trần Thanh Nam, nâng cao kỹ năng nghề cho lao động nông thôn nói chung và trong nông nghiệp nói riêng là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước.

Lao động sau học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nâng cao thu nhập đạt trên 90%; giá trị kinh tế tăng 3- 4 lần so với trước đây. Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là một trong những giải pháp đột phá phát triển kinh tế- xã hội trước bối cảnh hội nhập.

Trong 10 năm qua, ngành nông nghiệp đã triển khai thực hiện đào tạo được trên 3 triệu lao động nông thôn học nghề nông nghiệp ở các trình độ. Tỷ lệ lao động sau khi học nghề mới hoặc tiếp tục nghề cũ nâng cao thu nhập đạt trên 90%.

Kết quả đào tạo đã nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm từ 80% (năm 2015) lên 95% (năm 2018). Nông dân sau khi học nghề nông nghiệp đã áp dụng được kỹ năng mới vào sản xuất; mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập gấp 3- 4 lần so với trước đây.

Năng suất lao động tăng 3,5- 4%/năm. Kết quả, đã tạo chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, hình thành đội ngũ lao động lành nghề, đáp ứng yêu cầu thị trường, góp phần thực hiện hiệu quả đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, đã huy động các cơ sở dạy nghề, thu hút được các nhà khoa học, viện, trường nghiên cứu giảng dạy. Chất lượng đào tạo một số nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; hình thành đội ngũ lao động lành nghề.

Các địa phương đã lựa chọn các ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu sản xuất của nông dân, phát huy hiệu quả sản xuất, chú trọng các ngành chủ lực là thế mạnh gắn cơ cấu lại nông nghiệp; gắn đào tạo nghề với quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, các mô hình khuyến nông, dự án phát triển sản xuất tạo việc làm cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới…

Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề nông thôn vẫn còn gặp không ít khó khăn, năng suất lao động và trình độ nghề của lao động nông thôn là một trong những rào cản lớn đến sự phát triển nhanh, bền vững và ổn định của nông nghiệp nước ta.

Ông Trần Hoàng Tựu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long- cho rằng, so với các địa phương thì Vĩnh Long có nhiều điều kiện tự nhiên ưu đãi để phát triển một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, với nhiều mặt hàng nông sản đa dạng và phong phú, có giá trị xuất khẩu cao.

Tuy nhiên, khó khăn là tình trạng được mùa mất giá, nông sản sản xuất ra có lúc không có chỗ bán phải giải cứu, cuộc sống nông dân còn nhiều khó khăn, năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp, kỹ thuật và tay nghề của đa số lao động nông nghiệp còn hạn chế, chỉ phù hợp sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ…

Nhu cầu rất lớn

Đánh giá công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vẫn còn hạn chế, nhiều đại biểu cho rằng một số nơi chưa thực hiện tốt việc khảo sát nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề của lao động nông thôn, từ đó chưa phát huy việc đào tạo với chuyển dịch kinh tế.

Cục Kinh tế hợp tác và PTNT còn chỉ rõ, việc dạy và học nghề ở nhiều nơi còn mang tính hình thức, cá biệt còn có tình trạng chạy theo số lượng, tập trung cho giải ngân, chưa quan tâm đến chất lượng và nhu cầu chất lượng lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã và nhu cầu học nghề của người lao động.

Thời gian tới, yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta đã đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng là thời cơ cho công tác đào tạo lao động trong ngành nông nghiệp.

Đó là yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng quá trình cơ cấu lại nông nghiệp; thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; hướng đến chuẩn quốc tế trong công tác đào tạo, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt là công nghệ sinh học và ứng dụng kỹ thuật số trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đặc biệt, quá trình cơ cấu lại nông nghiệp dự kiến sẽ hình thành 13 sản phẩm chủ lực cấp quốc gia; khoảng 200- 300 sản phẩm chủ lực cấp vùng và cấp tỉnh.

Bên cạnh, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ tăng từ 50.000 lên 80.000- 100.000 vào năm 2030, với khoảng 3.000- 4.000 doanh nghiệp quy mô lớn. Điều này dự báo nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp của lao động khu vực nông thôn là rất lớn, biến động từ 3,5- 6 triệu lượt người.

Thách thức biến đổi khí hậu, đòi hỏi lao động nông thôn có trình độ, kiến thức để thích ứng, thích nghi.
Thách thức biến đổi khí hậu, đòi hỏi lao động nông thôn có trình độ, kiến thức để thích ứng, thích nghi.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Trần Thanh Nam, muốn nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông thôn đi vào chiều sâu, phải chuyển hướng đào tạo nghề nông nghiệp theo hướng đa ngành nghề. Đào tạo nghề để nâng giá trị, nâng thu nhập của người làm nông nghiệp, thu hút lao động về làm nông nghiệp ở nông thôn.

Nông dân cũng phải biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất do đó cần có điều chỉnh hướng đào tạo cho phù hợp. Đào tạo nghề phải theo chuỗi giá trị của liên kết sản xuất, từ khâu làm đất, trồng cây, chế biến,...

Đến lúc đó, doanh nghiệp- hợp tác xã- nông dân có thể liên kết với nhau và phân công lao động nông nghiệp trong chuỗi giá trị liên kết. Ngoài ra, trong chính sách cũng cần có những thay đổi để phù hợp hơn, hướng tập trung vào đào tạo lao động cho các doanh nghiệp, hợp tác xã để phát triển nông thôn.

 

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Trần Thanh Nam

Đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn đặt ra nhiều vấn đề: đào tạo nghề trồng rau, nuôi cá, nuôi gà còn phù hợp không? Hiện cũng có tình trạng lao động trẻ từ các thành phố lớn về nông thôn làm việc nhưng chỉ làm ở các lĩnh vực phi nông nghiệp. Do đó, phải xác định lại nghề nông nghiệp, khái niệm nghề nông nghiệp là gì, đào tạo như thế nào mới thật sự có hiệu quả, mang tính thiết thực?

 

 

Ông Trần Hoàng Tựu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long

“Chúng ta cần xác định tư duy mới trong đào tạo nghề nông nghiệp. Đa dạng hóa nội dung và hình thức đào tạo, nhằm tiếp cận kịp thời thị trường lao động, từng bước tiếp cận với sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo sản phẩm sạch, đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế”

 

TS. Nguyễn Trung Đông- Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và PTNT II

Nâng cao hiệu quả hoạt động cho hợp tác xã thì bài toán về con người, nhất là đội ngũ quản trị đang là khâu cần thay đổi. Người lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, hội đồng quản trị phải có hiểu biết phong phú, có khả năng điều hành quản lý và đặc biệt những cá nhân- xã viên phải nhiệt huyết, kiên trì.

 

Bài, ảnh: NHÓM PV

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh