ĐBSCL: Xuất khẩu lao động nhiều khởi sắc nhưng chưa xứng với tiềm năng

05:11, 29/11/2019

Đây là nhận định về bức tranh tổng thể xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại các tỉnh- thành vùng ĐBSCL trong các năm qua, bởi dù nguồn cung lao động dồi dào nhưng số người lao động ở nước ngoài còn đạt thấp.

Đây là nhận định về bức tranh tổng thể xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại các tỉnh- thành vùng ĐBSCL trong các năm qua, bởi dù nguồn cung lao động dồi dào nhưng số người lao động ở nước ngoài còn đạt thấp.

Nhiều ý kiến được nêu ra nhằm thúc đẩy việc đưa lao động ở ĐBSCL đi làm việc ở nước ngoài.
Nhiều ý kiến được nêu ra nhằm thúc đẩy việc đưa lao động ở ĐBSCL đi làm việc ở nước ngoài.

Nhận định được đưa ra tại hội nghị thúc đẩy công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại các tỉnh vùng ĐBSCL do Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) phối hợp Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Vĩnh Long tổ chức hôm 29/11/2019.

Theo báo cáo, từ đầu năm đến tháng 10/2019, toàn vùng có 7.953 người đi làm việc ở nước ngoài và kết quả đưa đi XKLĐ của các địa phương không đồng đều. Cụ thể, một số tỉnh đạt cao như: Đồng Tháp (1.685 lao động), Bến Tre (1.531 lao động), Vĩnh Long (1.323 lao động); 10 tỉnh- thành còn lại chỉ có từ 200- 600 lao động xuất khẩu.

Theo thống kê từ 2016 đến hết tháng 10/2019, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài của vùng ĐBSCL là 30.645 lao động, tập trung vào các thị trường chính là Nhật Bản (19.172 lao động) và Đài Loan (10.279 lao động).

Thực tập sinh ở tỉnh Vĩnh Long trong một hội nghị phái cử sang Nhật Bản làm việc.
Thực tập sinh ở tỉnh Vĩnh Long trong một hội nghị phái cử sang Nhật Bản làm việc.

Góp phần để công tác này đạt kết quả tích cực là hệ thống hơn 50 doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã thiết lập chi nhánh, văn phòng tại 13 tỉnh vùng ĐBSCL để hỗ trợ tư vấn, đào tạo tuyển chọn đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, nhận thức về vai trò XKLĐ ở một số địa phương chưa thật sự đầy đủ; chất lượng lao động trong vùng chưa cao (chuyên môn kỹ thuật lẫn kỹ năng nghề nghiệp); người lao động ngại thay đổi, “không muốn đi xa gia đình” để làm việc ở nước ngoài...

Các thách thức này đặt ra để cấp ủy, chính quyền các cấp vào cuộc mạnh mẽ hơn trong lãnh- chỉ đạo, triển khai thực hiện nhằm thúc đẩy công tác XKLĐ đạt kết quả tích cực hơn.

Tin, ảnh: MINH THÁI

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh