Theo Đề án Phát triển du lịch của xã đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Nguyễn Phích sẽ xây dựng nhóm, điểm du lịch, tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, có tính cạnh tranh trên cơ sở phát huy tài nguyên du lịch độc đáo của các vườn cây ăn trái, làng nghề đan đát.
Theo Đề án Phát triển du lịch của xã đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Nguyễn Phích sẽ xây dựng nhóm, điểm du lịch, tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, có tính cạnh tranh trên cơ sở phát huy tài nguyên du lịch độc đáo của các vườn cây ăn trái, làng nghề đan đát.
Hiện ở mỗi ấp đều có tổ đan đát truyền thống, có trên 50 thành viên, tạo ra các sản phẩm từ tre, trúc địa phương như: Gùi (để gác kèo ong), lọp, lờ đặt cá, trúm đặt lươn, rổ, thúng, nia…
Bình quân mỗi này các chị thu nhập từ 80-100 ngàn đồng. |
Thời gian qua, nguồn trúc tại địa phương dần ít đi, chị em phải tìm mua ở các xã lân cận. |
Trúc khi đốn về, các chị bắt đầu cạo rồi cưa từng khúc. |
Niềm vui khi tự tay mình làm ra các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mỹ nghệ. |
Chủ tịch Hội LHPN xã Nguyễn Phích Đào Huệ Nhu cho biết, nghề đan đát truyền thống hình thành đã lâu. Trước đây chị em làm nhỏ lẻ, 2 năm trở lại đây, sau khi hình thành tổ hợp tác mới bắt đầu liên kết với nhau. Từ đây đầu ra sản phẩm ổn định hơn (chủ yếu tiêu thụ tại địa phương và bạn hàng đến tận nhà thu mua).
Năm nay có điểm mới là các chị em bắt đầu làm giỏ đi chợ, rế… với mục tiêu tạo ra vật dụng thân thiện môi trường, thay thế vật dụng nhựa.
Bà Dương Út Em, Ấp 3, xã Nguyễn Phích, thông tin: “Tôi làm nghề này từ nhỏ, ở nhà có vụ lúa, vụ tôm, nghề này tạo thu nhập thêm cho gia đình. Giờ sản phẩm có đầu ra, nghề của ông cha để lại mà, vẫn giữ gìn và phát triển”./.
Theo Báo Cà Mau
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin