Cô giáo miền Tây làm nhang sinh học từ loài cây dại

08:06, 24/06/2019

Xuất phát từ trăn trở tạo ra một loại nhang không độc hại, một cô giáo ở miền Tây đã nghiên cứu để tạo ra nhang sinh học từ lá quao nước.

Xuất phát từ trăn trở tạo ra một loại nhang không độc hại, một cô giáo ở miền Tây đã nghiên cứu để tạo ra nhang sinh học từ lá quao nước.

Loại nhang sinh học làm từ lá quao nước là sản phẩm độc đáo của cô Đào. Ảnh: M.A.
Loại nhang sinh học làm từ lá quao nước là sản phẩm độc đáo của cô Đào. Ảnh: M.A.

Quao nước vốn là một loại cây mọc dại phổ biến ở miền Tây. Chúng thường mọc dại ven các kênh, rạch với chức năng chống sạt lở là chính, thỉnh thoảng được dùng trong đông y. Vì thế, khi nói đến việc dùng lá cây quao để làm nhang hầu như đều khiến mọi người khó tin.

Trải qua nhiều lần thất bại và mất nhiều năm nghiên cứu, đến năm 2016 cô giáo Ngô Song Đào (huyện Mõ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) đã trình làng loại nhang sinh học.

Từ kinh nghiệm dân gian của ông bà truyền lại, chị Đào - một giáo viên môn sinh học trường THCS Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày Nam, nghiên cứu biến lá quao thành nhang sinh học. Với cách làm này, sản phẩm do cô Đào tạo ra vừa không gây ô nhiễm, vừa tăng thêm thu nhập cho người trồng, tránh lãng phí. Đặc biệt, loại nhang này không sử dụng bất kỳ một loại hóa chất độc hại nào, nên rất đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

 

Nhang quao không có chất dễ cháy nên lượng khói hầu như không có, vì thế dùng vào mục đích tâm linh trong gia đình hay xua muỗi đều rất an toàn và hiệu quả. Ảnh: M.A.
Nhang quao không có chất dễ cháy nên lượng khói hầu như không có, vì thế dùng vào mục đích tâm linh trong gia đình hay xua muỗi đều rất an toàn và hiệu quả. Ảnh: M.A.

Chị Ngô Ngọc Gia (huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre), chia sẻ: “Hồi mới đầu nghe nhang lá quao cũng hiếu kỳ, tôi cũng dùng thử để xem sản phẩm như thế nào. Tôi dùng thì cảm nhận thấy nhang rất tự nhiên, nó không độc hại như những loại nhang khác, mùi thơm lại dễ chịu”.

“Tôi mong muốn tạo ra một cái sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Khách hàng có lựa chọn mới hoàn toàn hữu cơ, khi thắp trong gia đình hoàn toàn có bầu không khí trong lành” - cô Đào chia sẻ.

 

Theo cô Đào, để làm nhang, lá quao sau khi phơi khô sau 36 tiếng sẽ được xay, nghiền nhuyễn và phối trộn với các loại được liệu thuốc bắc. Ảnh: M.A.
Theo cô Đào, để làm nhang, lá quao sau khi phơi khô sau 36 tiếng sẽ được xay, nghiền nhuyễn và phối trộn với các loại được liệu thuốc bắc. Ảnh: M.A.

Có ý tưởng từ năm 2013, nhưng khi bắt tay vào sản xuất thì cô Đào gặp muôn vàn khó khăn. Dù thất bại hàng chục lần nhưng cô vẫn không bỏ cuộc. Bởi với cô, sau mỗi lần như vậy cô lại có thêm kinh nghiệm để giúp sản phầm ngày thêm hoàn thiện. Mãi đến năm 2016, dự án nhang sinh học của cô Đào mới thành công và sau đó đã đạt giải khuyến khích cấp quốc gia về cuộc thi khởi nghiệp năm 2017.

Theo cô Đào, để làm nhang, lá quao sao khi phơi khô sau 36 tiếng sẽ được xay nhuyễn và phối trộn với các loại được liệu thuốc bắc. Bản thân lá quao không có tinh dầu, khó cháy vì thế chị Đào đã phối trộn thuốc bắc cùng một số thảo dược khác vừa có tinh dầu, vừa có hương thơm, kết hợp cùng lá quao để tạo thành nhang sinh học. Sau đó, trải qua quá trình se và phơi từ 2-3 giờ sẽ cho ra sản phẩm hoàn chỉnh.

 Chị Đào thu mua lá quao khô tại chỗ với giá 20.000 đồng/kg. Ảnh: M.A.
Chị Đào thu mua lá quao khô tại chỗ với giá 20.000 đồng/kg. Ảnh: M.A.

Cô Đào chia sẻ: “Công đoạn quan trọng nhất quyết định tới sự thành bại của sản phẩm là ở sự điều chỉnh độ nén của máy và công thức không được sai, khi làm sai hàm lượng thì sản phẩm sẽ ra không như mong muốn. Để có được hương thơm tốt nhất và độ cháy tốt nhất, tôi đã phải thay đổi công thức 16 lần”.

Khởi nghiệp sản xuất nhang sinh học của cô giáo miền Tây đã đem lại lợi ích và bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng các sản phẩm an toàn. Càng trân trọng hơn khi cô giáo vùng sâu còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, nhất là lao động nữ và có tuổi đời trên 50. Chị Đào còn thu mua lá quao khô tại chỗ cho người dân với giá 20.000 đồng/kg.

Cơ sở sản xuất nhang sinh học của cô Đào tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Ảnh: M.A.
Cơ sở sản xuất nhang sinh học của cô Đào tạo việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Ảnh: M.A.

Chị Nguyễn Thị Tuyết Lan (ngụ huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre), cho hay: “Những chị em phụ nữ khoảng 50 tuổi trở lên có công ăn việc làm, kiếm thêm thu nhập. Làm ở đây 1 ngày chị em kiếm được 70.000-100.000 đồng tùy theo thời tiết”

Nhang sinh học có nhiều lợi ích dù là khắc tinh của muỗi nhưng hương thơm đồng quê thư thả và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Do không có chất dễ cháy nên lượng khói hầu như không có, độ cháy mỗi cây kéo dài từ 80 đến 90 phút và cháy liên tục không bị tắt giữa chừng nên rất được nhiều người ưa chuộng. Hiện sản phẩm nhang quao của chị Đào đã có mặt tại nhiều các địa phương như: Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh ĐBSCL,...

Theo Dân Việt

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh