Bồn bồn Cà Mau - cung không đủ cầu

02:02, 14/02/2019

Thấy rõ thực trạng nêu trên, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo cho ngành chuyên trách phải có giải pháp hợp lý, nhằm mở rộng diện tích trồng bồn bồn, đáp ứng các đơn hàng lớn của thị trường và người tiêu dùng.

Thấy rõ thực trạng nêu trên, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo cho ngành chuyên trách phải có giải pháp hợp lý, nhằm mở rộng diện tích trồng bồn bồn, đáp ứng các đơn hàng lớn của thị trường và người tiêu dùng.

Nông hộ sơ chế bồn bồn ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, Cà Mau.
Nông hộ sơ chế bồn bồn ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, Cà Mau.

Từ lâu, bồn bồn Cà Mau được xem là “rau sạch”, có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, được người tiêu dùng ở nhiều vùng, miền trong cả nước biết đến và tin dùng.

Thấy được lợi thế trên nên gần đây, cơ quan chức năng tỉnh khuyến cáo nông dân một số vùng ngọt ở Cà Mau gây dựng và phát triển lại diện tích trồng cây bồn bồn, song hành việc xúc tiến xây dựng thương hiệu.

Sau nhiều nỗ lực, diện tích trồng bồn bồn ở Cà Mau hiện đã phát triển lên hơn 100 ha. Trong đó, Cái Nước là huyện có diện tích trồng cây bồn bồn lớn nhất ở Cà Mau, với khoảng 90 ha, quy mô hơn 155 hộ dân tham gia, chủ yếu trên địa bàn xã Tân Hưng Đông.

Năm 2016, nhãn hiệu bồn bồn Cái Nước được Cục sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể. Đến đầu tháng 8/2017, cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu tập thể “Sản phẩm bồn bồn Cái Nước - Cà Mau” cho Hội nông dân huyện Cái Nước.

Sản phẩm bồn bồn Cái Nước đã được công nhận nhãn hiệu tập thể.
Sản phẩm bồn bồn Cái Nước đã được công nhận nhãn hiệu tập thể.

Từ khi được công nhận nhãn hiệu tập thể đến nay, sản lượng bồn bồn tiêu thụ ra thị trường tăng lên rõ rệt, phát huy giá trị hàng hóa.

Nông hộ ở Cái Nước còn tận dụng mặt nước trồng cây bồn bồn để kết hợp nuôi tôm càng xanh, cá đồng và nhiều loài cá nước ngọt khác để nâng cao thu nhập. Nhờ đó, nông hộ trồng bồn bồn có mức thu nhập trung bình từ 100 đến 120 triệu đồng/ha/năm.

Gần đây, có một số đối tác tìm đến đặt hàng Hợp tác xã (HTX) trồng bồn bồn Cái Bát (xã Hòa Mỹ) và Đông Hưng (xã Tân Hưng Đông) huyện Cái Nước đến bốn tấn bồn bồn/tháng. Tuy nhiên, do vùng nguyên liệu còn hạn chế nên các HTX nêu trên không dám nhận đơn hàng lớn.

Nông hộ trồng bồn bồn ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, Cà Mau.
Nông hộ trồng bồn bồn ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, Cà Mau.

Thấy rõ cơ hội nâng cao thu nhập chính đáng cho người dân, trong đó có nông hộ trồng cây bồn bồn, tại buổi làm việc với HTX trồng bồn bồn Cái Bát và Đông Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử đã có ý kiến chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh: Phải cụ thể hóa ngay chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh bằng dự án mở rộng vùng trồng bồn bồn phù hợp với nhu cầu thị trường; Hoàn thiện quy trình, kỹ thuật trồng cây bồn bồn chuyên canh, xen canh nhưng theo hướng hữu cơ; Trong việc trồng và tiêu thụ phải đi theo chuỗi và nghiên cứu sử dụng phụ phẩm cây bồn bồn nhằm nâng cao giá trị loài cây này.

Theo HỮU TÙNG (Nhân Dân)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh