Là đô thị du lịch tâm linh, Châu Đốc không có nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp và để thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), địa phương đã tập trung đầu tư, phát triển đưa nông nghiệp công nghệ cao trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, giữ chân du khách.
Là đô thị du lịch tâm linh, Châu Đốc không có nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp và để thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), địa phương đã tập trung đầu tư, phát triển đưa nông nghiệp công nghệ cao trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, giữ chân du khách.
“Về đích” nông thôn mới đầu tiên
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, TP. Châu Đốc đã tập trung chỉ đạo tổ chức lại sản xuất (SX), đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; đã SX được một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu như: gạo, cá tra, rau màu… có thương hiệu, giá trị và năng suất cao.
Đặc biệt, địa phương đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
Năm 2014, Châu Đốc là đơn vị đầu tiên trong tỉnh hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM (trước 2 năm so với kế hoạch).
Kết quả, địa phương đã thực hiện đạt mục tiêu 100% hộ dân vùng NT được sử dụng điện và nước sạch; 100% hộ nghèo trên địa bàn được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế…
Đầu tư nâng cấp gần 58/61km đường giao thông NT đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông - Vận tải; 100%km đường giao thông chính về trung tâm xã; 6/6 trường ở các xã NTM đạt chuẩn quốc gia…
Đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm còn 191 hộ, chiếm 0,66% (giảm 614 hộ so với năm 2008); thu nhập bình quân của người dân ở 2 xã NTM đạt 37,39 triệu đồng/người/năm (tăng 23,03 triệu đồng/người/năm so năm 2011).
Người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu và cây ăn trái có giá trị kinh tế.
Năm 2017, toàn thành phố đã chuyển đổi hơn 236ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu, ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao.
Phó Chủ tịch UBND TP. Châu Đốc Trần Quốc Tuấn cho rằng: “Phong trào nông dân chung tay XD NTM đã có sự chuyển biến về chất, cơ sở hạ tầng, giao thông thủy lợi nội đồng được quan tâm, đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh, đảm bảo cho việc giao thương hàng hóa và SX nông nghiệp (NN) được thuận lợi.
Nhờ đó, diện mạo NT thay đổi đáng kể, kết cấu hạ tầng thiết yếu từng bước được cải thiện, đáp ứng nhu cầu SX và đời sống của người dân”.
Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp tham quan du lịch của nông dân Hồ Tấn Phong (phường Châu Phú B,) là điểm đến hấp dẫn các du khách. |
Kết hợp nông nghiệp với du lịch
Việc thực hiện Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy về SXNN ứng dụng công nghệ cao đã đạt được những kết quả bước đầu.
Theo đó, 100% diện tích đất SX lúa của địa phương được cơ giới hóa; hình thành 2 tổ SX rau an toàn, với tổng diện tích trên 17ha, 1 nhà sơ chế rau an toàn và 1 nhà vòm.
Đồng thời, phát triển mô hình liên kết SX trên địa bàn 2 xã NTM (Vĩnh Châu, Vĩnh Tế), có 2 tổ hợp tác và 3 tổ hợp tác xã NN. Có gần 496ha thực hiện hiệu quả mô hình “Cánh đồng lớn”, góp phần nâng cao năng suất, giá trị nông sản, tăng lợi nhuận cho nông dân.
Đặc biệt, địa phương đã xây dựng mô hình đa canh ứng dụng công nghệ cao tạo cảnh quan phục vụ du lịch (DL) tại thành phố.
Điển hình là mô hình SXNN ứng dụng công nghệ cao kết hợp tham quan DL của nông dân Hồ Tấn Phong (phường Châu Phú B), với mô hình trồng dưa lưới, dưa lê, cà chua cao sản, dưa leo… trong nhà màng.
Địa phương còn phối hợp Trường Đại học Cần Thơ thực hiện Dự án “Nghiên cứu phát triển mô hình NN đô thị; xây dựng và phát triển các loại cây ăn trái vùng Bảy Núi phục vụ DL trên địa bàn thành phố”.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu DL quốc gia núi Sam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đã ký quyết định công nhận núi Sam là Khu DL quốc gia. Đây là tiền đề và cơ sở để Châu Đốc phát triển mạnh mẽ về DL gắn với sự hỗ trợ đắc lực của ngành NN.
Theo ông Trần Quốc Tuấn: “Các mô hình NN công nghệ cao trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển theo chiều sâu, giàu hàm lượng khoa học - công nghệ trong từng sản phẩm, SX gắn với bảo vệ môi trường, tạo thành sản phẩm NN có chất lượng tốt và an toàn.
Mặt khác, đây là điểm đến hấp dẫn đối với người có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cũng như người thích trải nghiệm, tham quan DL.
Bởi, hàng năm Châu Đốc đón trên 4 triệu lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan DL. Đây là cơ sở để các mô hình SXNN công nghệ cao gắn với hoạt động DL, dịch vụ, nâng cao giá trị trên diện tích canh tác từ hoạt động SXNN lẫn dịch vụ, DL, là tài nguyên hấp dẫn du khách”.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Châu Đốc Phan Hồng Vân phấn khởi cho biết: “Thành tựu đạt được trong 10 năm qua khi thực hiện Nghị quyết “Tam nông” chính là thành quả của quá trình lãnh, chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, quán triệt, năng động, sáng tạo thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của cả hệ thống chính trị.
Từ đó, đã tạo sức mạnh tổng hợp, đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân, làm tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Việc đưa các sản phẩm NN tham gia vào chuỗi phát triển DL được xem là hướng đi mới, hiệu quả của Châu Đốc, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Du khách đến đây vừa có thể nghỉ ngơi, tìm hiểu bản sắc dân tộc, vừa được trải nghiệm làm NN trên những mảnh vườn của người dân.
Tới đây, địa phương sẽ tiếp tục vận động, khuyến khích các hộ mở rộng quy mô loại hình kinh tế này nhằm tạo ra những sản phẩm DL phong phú để thu hút, hấp dẫn và giữ chân du khách”.
Theo Báo An Giang
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin