Trúng mùa, bà con Bảy Núi vui vẻ bán trâm, trường mỏi tay

10:05, 02/05/2018

Vài ngày qua, khi những cơn mưa đầu mùa vừa trút hạt thì cũng là lúc bà con Khmer vùng Bảy núi tất bật hái trái trâm bán phục vụ khách du lịch "đắt như tôm tươi" ven theo đường tỉnh lộ 948.

Vài ngày qua, khi những cơn mưa đầu mùa vừa trút hạt thì cũng là lúc bà con Khmer vùng Bảy núi tất bật hái trái trâm bán phục vụ khách du lịch “đắt như tôm tươi” ven theo đường tỉnh lộ 948.

Trái trâm được xem là đặc sản rừng của vùng Bảy Núi và có trái khoảng 3 tháng - Ảnh: BỬU ĐẤU
Trái trâm được xem là đặc sản rừng của vùng Bảy Núi và có trái khoảng 3 tháng - Ảnh: BỬU ĐẤU

Theo ghi nhận của Tuổi Tre Online vào ngày 1/5, dọc theo tuyến đường tỉnh lộ 948, đoạn xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang dù chưa được 3km nhưng đã có cả chục sạp bày bán trái trâm.

Đây là trái đặc sản vùng Bảy Núi. Cây trâm được mọc tự nhiêu theo triền núi, hàng năm cho trái từ cuối tháng 3 đến hết tháng 6.

Trái trâm nhỏ hơi dài, khi mới có trái có màu xanh, già màu đỏ tươi và lúc chín chuyển sang màu tím đen. Trâm chín đen bóng, no tròn, mọng nước, ăn vào có vị chua chua, ngọt ngọt và hơi chát; trái càng đen càng ngọt.

Theo chị Nesang Sóc Thi, xã Núi Tô cho biết, gia đình chị có được 10 cây trâm ven triền núi. Năm nào vào mùa trâm thì gia đình chị cũng tất bật hái trâm để bán phục vụ khách du lịch.

“Mỗi cây trâm có thể cho trái khoảng 40kg/vụ. Bây giờ trâm mới vào mùa nên ngày nào cũng bán được khoảng 20kg, với thu nhập khoảng 500.000đ/ngày. Trâm càng to càng ngọt” - chị Thi nói.  

Dọc theo tuyến đường tỉnh 948 đoạn xã Núi Tô có rất nhiều cây trâm cho ra trái xum xuê chín mộng như vậy ven hai bên đường - Ảnh: BỬU ĐẤU
Dọc theo tuyến đường tỉnh 948 đoạn xã Núi Tô có rất nhiều cây trâm cho ra trái xum xuê chín mộng như vậy ven hai bên đường - Ảnh: BỬU ĐẤU

 

Chị Thi có 10 cây trâm cho trái nên mỗi ngày gia đình chị bán trái này mang về thu nhập khoảng 500.000đ nên chị rất vui vẻ - Ảnh: BỬU ĐẤU
Chị Thi có 10 cây trâm cho trái nên mỗi ngày gia đình chị bán trái này mang về thu nhập khoảng 500.000đ nên chị rất vui vẻ - Ảnh: BỬU ĐẤU

Theo chị Thi, giá trâm đầu mùa cao hơn năm trước nên bà con năm nay ai cũng phấn khởi. Hiện tại trâm được bán với giá 30.000đ đến 50.000đ/kg tùy loại nhưng vẫn không đủ bản.

Du khách mua trâm có thể ăn với muối ớt hoặc mua trái trâm về rửa sạch, ướp chung với đường và muối ớt rồi cho vào tủ lạnh để dành ăn cả tuần vẫn thấy ngon. 

Cây trâm sinh trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên được xem là món quà của thiên nhiên ban tặng cho người dân xứ núi.

Nhiều du khách đi xe ôtô cũng dừng xe ven đường để mua trái trâm đặc sản này để thưởng thức - Ảnh: BỬU ĐẤU
Nhiều du khách đi xe ôtô cũng dừng xe ven đường để mua trái trâm đặc sản này để thưởng thức - Ảnh: BỬU ĐẤU

 

Nhóm du khách dừng chân ven đường tỉnh 948 để mua trái trâm của bà con bày bán ven đường - Ảnh: BỬU ĐẤU
Nhóm du khách dừng chân ven đường tỉnh 948 để mua trái trâm của bà con bày bán ven đường - Ảnh: BỬU ĐẤU

Dọc theo tuyến đường Núi Tô không chỉ có trâm mà nhiều người còn bày bán trái Trường. Loại này khi sống có màu xanh, còn chín có màu đỏ thắm. Ăn vào có vị chua, ngọt nên thu hút sự hiếu kỳ của du khách. 

Theo chị Néang Sóc Thia cho biết, đây là loại trái trên rừng thuộc núi dài. Khoảng 2 - 3 năm mới cho ra trái một lần. Loại này thường được các học sinh ăn với muối ớt rất hút hàng. 

“Loại này bán đắt hơn trái trâm. Lúc nào cũng dao động 50.000đ - 60.000đ/kg. Nhà tôi có 2 cây mà lúc có trái, lúc không. Mấy bữa trước mua của người ta về bán mà không đủ hàng nữa.

Trái trâm thì nhiều chứ loại này ít lắm. Nên em mang ra bán bao nhiêu là hết bấy nhiêu” - chị Thia nói.

Chị Thia đang cân 1kg trái trường cho nhóm du khách ở Cần Thơ - Ảnh: BỬU ĐẤU
Chị Thia đang cân 1kg trái trường cho nhóm du khách ở Cần Thơ - Ảnh: BỬU ĐẤU

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn, An Giang, toàn huyện có khoảng 2.300 gốc trâm, tập trung nhiểu ở hai xã Núi Tô và Cô Tô. Cây trồng khoảng 7 năm thì mới bắt đầu thu hoạch, tuổi thọ kéo dài đến trên 50 năm. Tuy nhiên, trái trường thì rất ít.

Theo TTO

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh