Trong điều kiện nhiệt độ tăng cao, nắng nóng, mực nước trên các sông, kênh, rạch xuống thấp, nhiều hộ dân sẽ phải chịu tác động của khô hạn và nước mặn xâm nhập. Cùng với các giải pháp công trình, việc nâng cao ý thức người dân về sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm cũng rất quan trọng nhằm ứng phó hiệu quả với thời tiết khắc nghiệt.
Trong điều kiện nhiệt độ tăng cao, nắng nóng, mực nước trên các sông, kênh, rạch xuống thấp, nhiều hộ dân sẽ phải chịu tác động của khô hạn và nước mặn xâm nhập. Cùng với các giải pháp công trình, việc nâng cao ý thức người dân về sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm cũng rất quan trọng nhằm ứng phó hiệu quả với thời tiết khắc nghiệt.
Ảnh hưởng nhiều mặt
Theo Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang Lưu Văn Ninh, từ tháng 3 đến tháng 5-2018, nhiệt độ trung bình trên toàn tỉnh phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5-1oC.
Tuy nắng nóng không kéo dài và quá gay gắt nhưng có thời điểm cao hơn 36oC, đặc biệt ở các huyện có địa hình đồi núi, vùng ven biên giới Tây Nam.
Trong tháng 4, vào thời điểm nước kiệt, mực nước xuống thấp hơn cùng kỳ. Trong khi đó, độ mặn tại các trạm khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang dù khả năng thấp hơn TBNN nhưng lại cao hơn năm 2017.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh An Giang Trần Anh Thư cho biết, trong diện tích vụ đông xuân chưa thu hoạch và diện tích xuống giống vụ hè thu (dự kiến 228.546ha lúa và 834ha rau, màu), có 74.064ha khả năng bị ảnh hưởng của hạn, kiệt và xâm nhập mặn.
Đối với vùng cao, khả năng thiếu nước tưới 7.000ha, các khu vực còn lại gần 50.000ha (khu vực nội đồng và cục bộ). Đối với xâm nhập mặn, khả năng ảnh hưởng 17.064ha đất sản xuất gồm: khu vực 1 (giáp ranh Kiên Giang) là 9.300ha (Thoại Sơn 3.230ha, Tri Tôn 6.070ha), khu vực 2 (giai đoạn mặn xâm nhập sâu) là 7.764ha (Thoại Sơn 2.389ha, Tri Tôn 5.375ha).
Mặn có khả năng đi sâu vào các xã giáp tỉnh Kiên Giang như: xã Bình Thành, Thoại Giang, Vọng Thê, thị trấn Óc Eo, (Thoại Sơn); xã Vĩnh Gia, Vĩnh Phước, Lương An Trà, Ô Lâm và Tân Tuyến (Tri Tôn).
Thời gian chịu ảnh hưởng trung bình là 2 tháng (đầu tháng 3 đến cuối tháng 4), số dân chịu ảnh hưởng trực tiếp nước sinh hoạt khoảng 20.000 người.
Trong khi đó, các khu vực có khả năng chịu ảnh hưởng của khô hạn gồm: các xã của huyện Tri Tôn (Châu Lăng, Cô Tô, An Tức, Lê Trì) và Tịnh Biên (An Cư, An Hảo, Nhơn Hưng, Chi Lăng). Dự kiến, khoảng 45.000 dân có khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp nước sinh hoạt.
Nạo vét kênh chống hạn |
Qua rà soát, các khu vực rừng trọng điểm trên địa bàn tỉnh có nguy cơ xảy ra cháy trong mùa khô hạn gồm 16.868ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên núi và khu vực đồng bằng.
Ngoài ra, hạn, mặn có khả năng làm cho khoảng 2.000ha nuôi trồng thủy sản, nhất là vùng nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận (Thoại Sơn) và xã Vĩnh Thạnh Trung (Châu Phú) bị ô nhiễm nguồn nước.
Kết hợp giải pháp công trình và phi công trình
Đối với biện pháp công trình, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi đã chủ động lập kế hoạch triển khai phòng, chống hạn, nước mặn xâm nhập, bảo vệ sản xuất với diện tích gieo trồng lúa, màu trên 260.000ha với tổng số 459 công trình, chiều dài 900km, khối lượng 4 triệu m3, kinh phí 353,3 tỷ đồng (nạo vét kênh, mương, hồ chứa nước, duy tu, sửa chữa cống…).
Trường hợp nước mặn xâm nhập sâu vào các kênh, rạch nội đồng vùng giáp ranh với tỉnh Kiên Giang, tỉnh có kế hoạch dự phòng đắp 20 đập tạm bảo vệ 7.400ha lúa, kinh phí 2,7 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tổ chức bơm chống hạn, cứu 1.875ha lúa vùng cao huyện Tri Tôn và Tịnh Biên của đồng bào Khmer, kinh phí 1,8 tỷ đồng. Đối với vùng thiếu nước cục bộ (khoảng 3.570ha), tổ chức bơm cấp 2, tổng kinh phí 3,8 tỷ đồng.
Khi hạn, mặn xảy ra gay gắt dẫn đến thiếu nước sinh hoạt, Trung tâm Nước sạch - Vệ sinh môi trường nông thôn và Công ty Cổ phần Điện nước An Giang sẽ nâng công suất mở rộng các tuyến ống đầu nối, điều tiết nước từ các trạm cấp nước lân cận cấp tiếp cho các trạm cấp nước có nguồn nước bị thiếu nước.
Ngoài giải pháp công trình, công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân về diễn biến hạn, mặn, biện pháp ứng phó cũng rất quan trọng.
Ông Trần Anh Thư yêu cầu, tại các kênh, rạch có khả năng bị nhiễm mặn, các địa phương cần khuyến cáo nông dân về thời gian bơm nước, tăng cường bơm nước khi có dòng nước từ sông Hậu chảy vào, hạn chế bơm khi nước trong kênh rạch có thời gian ngừng chảy kéo dài và không được bơm khi có lượng nước từ phía Kiên Giang chảy vào.
“Sở NN&PTNT 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang đã thống nhất thời gian xuống giống vụ hè thu 2018 để chia sẻ nguồn nước. Theo đó, phía An Giang xuống giống trước Kiên Giang 10 ngày để không cùng lúc sử dụng nước quá nhiều”- ông Thư thông tin.
Để ứng phó hiệu quả với hạn, mặn, nông dân được khuyến cáo sử dụng nguồn nước tiết kiệm (áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, tưới luân phiên, ướt - khô xen kẽ…), hạn chế thất thoát nước, đồng thời có biện pháp chống thấm, giảm lượng nước rò rỉ đến mức thấp nhất.
Đối với diện tích không đủ nước trồng lúa thì chuyển sang cây trồng khác có nhu cầu nước ít hơn và thời gian ngắn hơn so với trồng lúa. Riêng diện tích không có nước chủ động thì tạm dừng gieo trồng…
Theo Tintucmientay.com.vn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin