Chỉ cách TP.Trà Vinh khoảng 5km về phía Tây Nam, ao Bà Om (còn gọi là ao Vuông bởi gần như là hình vuông) dường như tách biệt hẳn với không khí của thành thị.
Chỉ cách TP.Trà Vinh khoảng 5km về phía Tây Nam, ao Bà Om (còn gọi là ao Vuông bởi gần như là hình vuông) dường như tách biệt hẳn với không khí của thành thị.
Qua rồi lễ hội Ok om bok (lễ hội cúng trăng) tưng bừng, những ngày này, đến ao Bà Om, tỉnh Trà Vinh, du khách như trút bỏ mọi ưu phiền với phong cảnh yên bình nơi đây.
Chỉ cách TP.Trà Vinh khoảng 5km về phía Tây Nam, ao Bà Om (còn gọi là ao Vuông bởi gần như là hình vuông) dường như tách biệt hẳn với không khí của thành thị.
Khuôn viên ao rộng khoảng 10ha, tĩnh lặng và trầm mặc với nhiều cây sao, cây dầu cổ thụ đổ bóng xuống mặt nước ao gợn sóng lăn tăn.
Phía bên kia ao không xa là dáng vẻ rêu phong, cổ kính và linh thiêng của chùa Âng - ngôi chùa Khmer cổ hàng ngàn năm tuổi, vẫn sừng sững như thách thức với thời gian.
Xung quanh ao Bà Om rợp bóng mát với những hàng cây xanh |
Mùa này, du khách đến đây không chỉ tìm được cảm giác yên bình của xứ sở theo Phật giáo Nam tông mà còn để thưởng lãm những tác phẩm có một không hai từ thiên nhiên.
Mỗi gốc cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi là một tuyệt tác của bàn tay tạo hóa với hình thù gân guốc, kỳ lạ và mê hoặc tựa như ai tạc nên mà chỉ duy nhất ở nơi này mới có.
Người bản xứ lý giải rằng, những bộ rễ đồ sộ, quấn lấy nhau và nằm trên cao cách mặt đất như ngày nay là do khu đất xung quanh ao bị sụt lún xuống thấp, rễ cây lộ thiên và phát triển theo thời gian.
Ngoài các lễ hội lớn của người Khmer, cư dân bản xứ còn xem ao như một nơi linh thiêng, đến đây để hướng về nguồn cội, tổ tiên của người Khmer Nam bộ qua những câu chuyện trở thành giai thoại.
Ngày xưa, nơi đây chịu hạn hán triền miên và lúc này vẫn còn tục người nữ đi cưới người nam với sính lễ rất tốn kém. Thế là có một cuộc thi phân tài cao thấp giữa phái nam và phái nữ.
Mỗi bên sẽ đào một cái ao để lấy nước, ai xong trước lúc trời sáng sẽ thắng. Biết nếu thi sòng phẳng sẽ khó thắng phái nam, tương truyền, một phụ nữ người Khmer xinh đẹp và tài trí tên Om nghĩ ra một kế. Giữa lúc 2 bên thi thố, bà cho mở tiệc rượu thết đãi cánh mày râu.
Trong khi phái mạnh ỷ lại sức mình, tha hồ say sưa, bà âm thầm cho người treo đèn lồng trên một ngọn cây thật cao. Khi các đệ tử lưu linh “trông gà hóa cuốc”, nghĩ chiếc đèn lồng là sao hôm vẫn chưa lặn, nghĩa là trời còn chưa sáng nên vẫn vô tư chè chén.
Trong khi đó, bà Om cùng phái nữ vẫn tiếp tục đào và cuối cùng chiến thắng. Từ đó, phái nam thua nên phải đi hỏi cưới phái nữ.
Để ghi nhớ công lao của người phụ nữ tài trí, ao đào xong được lấy tên Bà Om từ đó. Với giá trị thắng cảnh và tín ngưỡng, năm 1996, quần thể chùa Âng và ao Bà Om được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di tích văn hóa lịch sử cấp Quốc gia.
Những gốc cây với hình thù kỳ lạ tại ao Bà Om |
Một ngày đi xa oi bức, mệt nhọc, du khách đến ao Bà Om buổi trưa, tự gột rửa ưu phiền cho mình bằng một giấc ngủ “bụi” bằng võng dưới tán cổ thụ.
Cảnh vật yên bình, khí hậu trong lành với tiếng hót của chim muông. Cộng với hàng chục giai thoại khác nhau về lịch sử tên gọi của ao, những ngôi chùa Khmer cổ kiến trúc tinh xảo, ẩn mình dưới những tán cây cổ thụ ở Trà Vinh mùa này chắc chắn sẽ là một điểm điền dã hấp dẫn cho du khách ở đồng bằng.
Theo THANH NGA (Báo Long An)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin