Tại 2 tỉnh Tiền Giang và Long An, nông dân còn phá bỏ vườn cây thanh long ruột trắng để chuyển qua trồng hàng nghìn ha thanh long ruột đỏ.
Tại 2 tỉnh Tiền Giang và Long An, nông dân còn phá bỏ vườn cây thanh long ruột trắng để chuyển qua trồng hàng nghìn ha thanh long ruột đỏ.
Do hiệu quả kinh tế cao gấp 3-4 lần so với cây thanh long ruột trắng, nên thời gian gần đây nhà vườn khu vực ĐBSCL ồ ạt trồng cây thanh long ruột đỏ. Tại 2 tỉnh Tiền Giang và Long An, nông dân còn mạnh dạn phá bỏ vườn cây thanh long ruột trắng để chuyển qua trồng hàng nghìn ha cây thanh long ruột đỏ.
Vườn thanh long ruột trắng tại xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) đang bị phá bỏ đề trồng cây thanh long ruột đỏ. |
Theo các ngành chuyên môn, thanh long ruột đỏ thời gian qua giá cao nhưng rất khó trồng, năng suất ở mức trung bình và kén đất. Do đó, các địa phương cần làm tốt công tác quy hoạch đất trồng cây thanh long, vận động nhà vườn không nên trồng thanh long ruột đỏ theo phong trào.
TS. Võ Hữu Thoại, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho rằng, sản phẩm gì cũng tồn tại theo quy luật cung - cầu, nếu trồng nhiều thanh long, khi nguồn cung tăng cao hơn cầu tất nhiên giá sẽ giảm xuống.
“Cây thanh long có đến 80% xuất qua thị trường Trung Quốc nên phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu.
Vì một lý do nào đó, nước ngoài hạn chế nhập khẩu sẽ khiến lượng sản phẩm dư thừa, giá cả sẽ thấp xuống gây thiệt hại cho bà con. Đặc biệt, việc thay đổi giống thanh long nhất định phải theo sự quy hoạch của các địa phương”, TS. Võ Hữu Thoại nêu rõ./.
Theo TTXVN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin