Khám phá quê hương của đờn ca tài tử

03:11, 21/11/2016

"Nghe tiếng đàn ai rao sáu câu/ Như sống lại hồn Cao Văn Lầu...". Không biết từ khi nào, câu ca ấy như sống trong lòng tôi, để rồi một ngày đầu tháng 10, chúng tôi đã làm chuyến hành trình về với vùng đất được mệnh danh là quê hương của đờn ca tài tử.

"Nghe tiếng đàn ai rao sáu câu/ Như sống lại hồn Cao Văn Lầu...". Không biết từ khi nào, câu ca ấy như sống trong lòng tôi, để rồi một ngày đầu tháng 10, chúng tôi đã làm chuyến hành trình về với vùng đất được mệnh danh là quê hương của đờn ca tài tử.

Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu là công trình kiến trúc lưu dấu của nghệ thuật đờn ca tài tử trên đất Bạc Liêu.
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu là công trình kiến trúc lưu dấu của nghệ thuật đờn ca tài tử trên đất Bạc Liêu.

Giả biệt hoang vu

Chúng tôi quyết "khăn gói" về với Bạc Liêu sau những lời "chiêu dụ" của cô bạn thân. Vừa đặt chân đến địa phận Bạc Liêu tôi đã cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt của nơi đây so với nhiều tỉnh thành Tây Nam Bộ khác. Hiển hiện trước mắt tôi là những “vuông tôm” chạy dài, đúng như câu ca "còn bay thẳng cánh".

Dừng chân ở gốc quán ven đường, thưởng thức ly nước mía ngọt lành và điểm tâm bằng tô bún nước lèo. Món ăn trứ danh được bán rất nhiều trên đường từ Sóc Trăng cho đến Bạc Liêu. Cô Thủy- chủ bán hàng vui vẻ bảo: “Dân ở đây toàn dân tứ chiếng, người Kinh có, người Hoa có nên món ăn đa dạng lắm”. Chính sự cộng cư giữa các dân tộc, đã tạo cho Bạc Liêu sự đa dạng về văn hóa.

Công tác ở cơ quan văn hóa của tỉnh, nên việc tiếp nhiều đoàn khách ở khắp nơi đã biến cô bạn tôi, từ một cô gái bình thường trở thành một hướng dẫn viên bất đắc dĩ. Thêm vào đó là giọng Huế pha miền Nam, nhẹ nhàng cũng khá hấp dẫn với đoàn lữ khách phương xa. Cô bạn kể là ngày xưa, theo các bậc cao niên, Bạc Liêu khá là hoang vắng. Những cư dân đầu tiên khi đến khai phá vùng đất này cũng gặp không ít khó khăn. “Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um” cũng từ đó mà hình thành.

Những địa danh như cánh đồng chó ngáp, đồng nọc nạng, hay lung Ngọc Hoàng có từ thời hoang vu đó. Ngày xưa gian khổ, rừng thiên nước độc nhưng bù lại, thiên nhiên cũng hào sản ban tặng vùng đất này rất nhiều.

 Biểu tượng cây đờn kìm luôn có mặt ở những địa điểm quan trọng trên quê hương của nghệ thuật đờn ca tài tử.
Biểu tượng cây đờn kìm luôn có mặt ở những địa điểm quan trọng trên quê hương của nghệ thuật đờn ca tài tử.

Chính sự hào phóng của thiên nhiên đã níu kéo, mời gọi ngày một nhiều hơn những dòng lưu dân về đây khai hoang, lập ấp, tìm kế sinh nhai. Có lẽ có khí chất vẫy vùng, sống chan hòa cùng thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo cho con người Bạc Liêu sự cần cù, chịu khó và sống rất phóng khoáng.

“Đất lành chim đậu” Bạc Liêu ngày nay đã trở nên đông đúc, thành phố trẻ Bạc Liêu với những vùng phụ cận không ngừng phát triển. Những công trình kiến trúc đẹp mắt được xây dựng ngày một nhiều, phần nào đó cho thấy sự hưng thịnh của vùng đất này.

Những công trình mang dấu ấn Bạc Liêu

Đến với Bạc Liêu mà bỏ qua giai thoại về Hắc công tử Trần Trinh Huy thì xem như chưa đến Bạc Liêu - cô bạn phán như thế. Không nhiều thì ít ai trong chúng ta cũng đôi lần nghe qua câu hát “Nghe danh công tử Bạc Liêu, đốt tiền nấu trứng tỏ ra mình giàu”, câu hát này đã phần nào cho thấy sự hào phóng, "chịu chơi" của vị công tử nổi tiếng khắp vùng Lục tỉnh Nam Kỳ. Cho đến hôm nay những câu chuyện kể về vị công tử này vẫn chỉ là giai thoại truyền miệng trong nhân gian. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận chính là sự giàu có "nứt đố đổ vách" của gia tộc họ Trần trên đất Bạc Liêu.

Khu nhà công tử Bạc Liêu do kỹ sư người Pháp thiết kế và xây dựng. Nguyên vật liệu xây dựng ngôi nhà được đặt ở Pháp và vận chuyển từ Pháp sang. Còn nội thất bên trong nhà thì vô cùng sang trọng, họa tiết sắc xảo được làm từ các loại gỗ quý.

Hiện tại, ngôi nhà này đã trở thành khách sạn Công tử Bạc Liêu- phục vụ khách tham quan, nghỉ ngơi. Nếu muốn được một ngày sống cảnh nhung gắm, giàu sang như công tử Bạc Liêu thì việc ngủ ở phòng công tử sẽ là một trãi nghiệm đầy lý thú, làm thỏa mãn sự hiếu kỳ của nhiều người.

Tọa lạc tại Phường 2, TP Bạc Liêu, Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu là điểm đến tiếp theo trong chuyến hành trình mà tôi gọi là "ngược về hoài cổ". Đây là nơi an nghỉ ngàn thu mà cũng là nơi lưu giữ những giá trị vật chất cũng như tinh thần của một nghệ danh, tác giả của bài Dạ cổ hoài lang để sau này phát triển lên và được thế giới vinh danh là Di sản phi vật thể của nhân loại.

Khi tham quan khu trưng bày những hiện vật liên quan đến đời sống và sáng tác của nhạc sĩ Cao Văn Lầu, may mắn cho chúng tôi khi được nghe cô hướng dẫn viên hát bài Dạ cổ hoài lang với nhịp 2, nhịp phách khởi thủy từ tâm tư của người nhạc sĩ khi viết lên bản nhạc này, nó mang một tình cảm sâu nặng và nỗi nhớ quắt quay về mối tình của ông cùng người vợ hiền không may bị chia cắt. Nhịp 2 tạo một sự trầm lắng, thê lương và rất đỗi tương tư.

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu được xem là điểm son của du lịch Bạc Liêu. Khi tham quan, du khách được giới thiệu về văn hóa Bạc Liêu, về tình đất, tình người Phương Nam mầu nhiệm.

Rời Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu, chúng tôi theo QL1 hướng thẳng về thị trấn Giá Rai, nơi tọa lạc của Di tích lịch sử Nọc Nạng. Với tổng diện tích quy hoạch và tôn tạo là 35.000m2, di tích lịch sử này là mộ lưu niệm do Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bạc Liêu xây dựng để ghi lại chiến công quật khởi của nông dân Nọc Nạng.

Giải thích về cái tên Nọc Nạng, cô bạn cho biết, "xưa kia vùng đất này còn hoang vu sình lầy với rừng tràm, lau sậy và đầy cỏ dại, những lưu dân khai khẩn ban đầu phải chặt cây làm nọc đóng xuống sình rồi gác nạng lên để làm nhà nhằm tránh thú dữ và rắn độc". Cái tên Nọc Nạng sinh ra từ đó.

Giữa trưa nắng trong khuôn viên khu di tích, người ta đã dựng lại mô hình cuộc nổi dậy năm xưa, nơi mà vào năm 1928, mâu thuẩn giữa một bên là các gia đình nông dân Biện Toại, Mười Chức và bên kia là giới địa chủ cường hào, quan chức thực dân Pháp cùng tham quan Nam triều lên đến đỉnh điểm. Vụ án gây thiệt mạng 5 người, tuy mang tính tự phát nhưng sự dũng cảm và quyết liệt của những người dân nơi đây đã tạo được tiếng vang ở Bạc Liêu, chấn động dư luận cả nước.

Đã trãi qua hơn bảy mươi năm, cánh đồng Nọc Nạng vẫn còn đọng lại khúc ca bi tráng ngày nào, sự kiện ấy đã đi vào thơ ca và nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật với hình tượng người nông dân Bạc Liêu chất phác thật thà mà đầy nghĩa khí. 

 “Gã khủng lồ trên  biển” này luôn gây hiếu kỳ cho rất nhiều du khách.
“Gã khổng lồ trên biển” này luôn gây hiếu kỳ cho rất nhiều du khách.

“Gã khổng lồ” mang tên biển Bạc Liêu

Với 156 km bờ biển và nhiều cửa biển, đến Bạc Liêu, du khách có thể vừa nhấm nháp hải sản, vừa hít căng lồng ngực những làn gió biển mát rượi. Đứng dưới chân những trụ tua bin của cánh đồng điện gió trên vùng biển Bạc Liêu, chúng tôi được chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của những cánh quạt khổng lồ đang quay tít trên nền trời xanh, góp thêm nguồn điện sạch hòa cùng dòng điện quốc gia thắp sáng nhiều vùng đất. Và tôi tưởng tượng mình đang lạc vào thế giới của Đôn Kihôte, gã quý tộc tài ba xứ Mantra đánh nhau với cối xay gió. (Truyện của nhà văn Miguel De Cervantes).

Tiếp tục chuyến hành trình khám phá xứ sở của đờn ca tài tử, chúng tôi được cô bạn lưu ý là không được bỏ qua Khu du lịch Nhà Mát. Sự có mặt của biển nhân tạo lớn nhất ĐBSCL cùng các hoạt động văn hóa - nghệ thuật, nghỉ dưỡng đang tạo ấn tượng tốt với bạn bè phương xa.

Khi về với xứ biển, hẳn ai cũng muốn nếm hương vị của những món đặc sản nơi này. Còn gì tuyệt hơn khi ngồi hóng gió biển, ngắm những đoàn tàu ra khơi và thưởng thức những món hải sản tươi ngon được chế biến tại chỗ. Biển Bạc Liêu cũng như con người xứ sở này, luôn hồn hậu, và chân tình.

Bài, ảnh: TRẦN NGỌC

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh