Giải quyết tranh chấp lao động

06:08, 09/08/2024

Tại Chương XIV Bộ luật Lao động (LĐ) số 45/2019/QH14, là nội dung: Giải quyết tranh chấp (TC) LĐ. Chương này có 5 mục (với 33 điều, từ Điều 179-211) bao gồm: những quy định chung về giải quyết TCLĐ; thẩm quyền và trình tự giải quyết TCLĐ cá nhân; thẩm quyền và trình tự giải quyết TCLĐ tập thể về quyền; thẩm quyền và trình tự giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích; đình công.

(VLO) Tại Chương XIV Bộ luật Lao động (LĐ) số 45/2019/QH14, là nội dung: Giải quyết tranh chấp (TC) LĐ. Chương này có 5 mục (với 33 điều, từ Điều 179-211) bao gồm: những quy định chung về giải quyết TCLĐ; thẩm quyền và trình tự giải quyết TCLĐ cá nhân; thẩm quyền và trình tự giải quyết TCLĐ tập thể về quyền; thẩm quyền và trình tự giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích; đình công.

Người dân, người lao động, học sinh THPT tham gia một phiên giao dịch việc làm ở huyện vào tháng 3/2024. Ảnh minh họa
Người dân, người lao động, học sinh THPT tham gia một phiên giao dịch việc làm ở huyện vào tháng 3/2024. Ảnh minh họa

Tại Điều 179 TCLĐ: TCLĐ là TC về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ LĐ; TC giữa các tổ chức đại diện người LĐ với nhau; TC phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ LĐ.

Các loại TCLĐ bao gồm: TCLĐ cá nhân giữa người LĐ với người sử dụng LĐ; giữa người LĐ với doanh nghiệp, tổ chức đưa người LĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người LĐ thuê lại với người sử dụng LĐ thuê lại; TCLĐ tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người LĐ với người sử dụng LĐ hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng LĐ.

TCLĐ tập thể về quyền là TC giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người LĐ với người sử dụng LĐ hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng LĐ phát sinh trong trường hợp sau đây: Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước LĐ tập thể, nội quy LĐ, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác; có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về LĐ; khi người sử dụng LĐ có hành vi phân biệt đối xử đối với người LĐ, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người LĐ vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người LĐ; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người LĐ; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.

TCLĐ tập thể về lợi ích bao gồm: TCLĐ phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể; khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

Nguyên tắc giải quyết TCLĐ, nêu tại Điều 180: Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết TCLĐ. 

Coi trọng giải quyết TCLĐ thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên TC, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật. Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

 Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết TCLĐ. Việc giải quyết TCLĐ do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ tiến hành sau khi có yêu cầu của bên TC hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên TC đồng ý.

Người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm. Ảnh minh họa
Người lao động được tư vấn giới thiệu việc làm. Ảnh minh họa

Tại Điều 187 Thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhân, đã nêu: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ cá nhân bao gồm: hòa giải viên LĐ; hội đồng trọng tài LĐ; TAND.

Tại Điều 191 Thẩm quyền giải quyết TCLĐ tập thể về quyền, gồm 2 khoản: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ tập thể về quyền bao gồm: hòa giải viên LĐ; hội đồng trọng tài LĐ; TAND.

TCLĐ tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên LĐ trước khi yêu cầu hội đồng trọng tài LĐ hoặc tòa án giải quyết.

Tương tự, tại Điều 195 Thẩm quyền giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích, gồm 2 khoản: Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết TCLĐ tập thể về lợi ích bao gồm: hòa giải viên LĐ; hội đồng trọng tài LĐ.

TCLĐ tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên LĐ trước khi yêu cầu hội đồng trọng tài LĐ giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.

Về đình công, nêu từ Điều 198-211 của chương này. Nêu tại Điều 198, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người LĐ nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết TCLĐ và do tổ chức đại diện người LĐ có quyền thương lượng tập thể là một bên TCLĐ tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Tại Điều 209 Nơi sử dụng LĐ không được đình công, có nêu: Không được đình công ở nơi sử dụng LĐ mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.

Chính phủ quy định danh mục nơi sử dụng LĐ không được đình công và việc giải quyết TCLĐ tại nơi sử dụng LĐ không được đình công quy định tại khoản 1, điều này (khoản này được hướng dẫn bởi Mục 3, Chương XI, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/2/2021).

Quyết định hoãn, ngừng đình công nêu tại Điều 210: Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người thì chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

Chính phủ quy định chi tiết việc hoãn, ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của người LĐ (khoản này được hướng dẫn bởi Mục 4, Chương XI, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/2/2021).

Bài, ảnh: MINH THÁI

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh