Đó là nội dung luôn được ngành lao động- thương binh và xã hội tỉnh quan tâm trong việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT).
Đó là nội dung luôn được ngành lao động- thương binh và xã hội tỉnh quan tâm trong việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT).
Vĩnh Long đảm bảo nâng cao hiệu quả đào tạo gắn với giải quyết việc làm, tạo việc làm cho LĐNT sau đào tạo. |
Trong đó, chú trọng thực hiện tổ chức đào tạo các ngành nghề theo định hướng phát triển kinh tế- xã hội từng địa phương, các ngành nghề có hiệu quả cao về giải quyết việc làm, tạo việc làm cho LĐNT, các ngành nghề có thu nhập cao; khuyến khích đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu LĐ.
Ngành đẩy mạnh gắn kết giữa công tác đào tạo nghề với thị trường LĐ và sự tham gia của doanh nghiệp, đảm bảo cho các hoạt động đào tạo nghề hướng vào việc đáp ứng nhu cầu của người sử dụng LĐ và giải quyết việc làm.
Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, hợp tác xã, các làng nghề tham gia đào tạo nghề theo hình thức đào tạo thường xuyên, truyền nghề cho LĐ; đảm bảo kỹ năng nghề cho LĐ và việc làm sau học nghề.
Ngoài ra, các cơ sở đào tạo phối hợp với UBND xã- phường- thị trấn tổ chức theo dõi, thu thập thông tin về học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp; tiếp nhận các thông tin từ phía doanh nghiệp và điều chỉnh, thay đổi các nội dung đào tạo để đáp ứng với nhu cầu của doanh nghiệp.
Tin, ảnh: MAI ANH
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin