Trong quá trình triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (tính từ năm 2010 đến nay), mô hình đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp được đánh giá là phổ biến và được triển khai thực hiện nhiều nhất.
Trong quá trình triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (tính từ năm 2010 đến nay), mô hình đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp được đánh giá là phổ biến và được triển khai thực hiện nhiều nhất.
Cụ thể, đã hỗ trợ đào tạo nghề cho 37.765 lượt lao động nông thôn học nghề tiểu thủ công nghiệp, trong đó thu hút 31.874 lao động nữ làm việc tại địa phương (84,4%).
Số người có việc làm ổn định và thường xuyên trong nghề tiểu thủ công nghiệp là 32.708 người (chiếm 86,61%).
Mô hình đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp được các cấp, các ngành đánh giá rất cao về hiệu quả giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động nông thôn.
Nguyên nhân do không đòi hỏi về trình độ học vấn và sức khỏe; không đòi hỏi về độ tuổi lao động; điều kiện làm việc của ngành nghề chủ yếu là sử dụng thời gian nhàn rỗi, đặc biệt là phù hợp với nhiều lao động nữ vừa nội trợ vừa lao động để có thêm thu nhập.
Ngoài ra, ngành nghề sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên, có thể khai thác ở nhiều khu vực nông thôn của tỉnh.
Do đó, ngoài gia công sản phẩm, người lao động còn có thể tìm thêm thu nhập từ việc nuôi trồng và khai thác nguyên liệu như lục bình, lác…
THÚY QUYÊN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin