Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, thời gian qua, tỉnh đã tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của người dân.
Trên cơ sở các quy hoạch được duyệt về phát triển thủy lợi và quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong những năm qua từ nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh đã đầu tư để xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp nhiều hệ thống công trình, công trình thủy lợi... góp phần quan trọng, có hiệu quả trong chuyển dịch, phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cụ thể, bình quân mỗi năm, được đầu tư từ 300-400 tỷ đồng (giai đoạn năm 2014-2017), từ 800-1.000 tỷ đồng (giai đoạn năm 2018-2022) để xây dựng mới, duy tu, sửa chữa, nâng cấp khoảng 400 công trình/năm, góp phần tích cực phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng NTM và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước dâng.
Đến nay, tỉnh có hệ thống thủy lợi rất lớn với 405 tuyến đê bao (dài 3.642km), trên 14.600m kè chống sạt lở bờ sông được xây dựng, hơn 6.000 cống, đập, 17 trạm bơm điện và gần 4.400 tuyến sông, kinh, rạch tự nhiên các loại (dài hơn 5.326km) được nạo vét, cải tạo kết hợp sử dụng làm công trình thủy lợi.
Kết quả đầu tư từ trước đến nay góp phần tạo năng lực phục vụ của hệ thống thủy lợi là: đảm bảo tưới tiêu cho 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó khép kín chủ động tưới tiêu 94,24% diện tích (tương đương 112.855ha), trong đó: diện tích khép kín cây lâu năm 48.880ha (chiếm 89,87%), diện tích khép kín cây hàng năm 63.975ha (chiếm 97,88%).
NGUYÊN KHANG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin