Đó là một trong những mục tiêu đến năm 2030 của Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn KTTH trong nông nghiệp đến năm 2030 vừa được UBND tỉnh ban hành.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của đề án đến năm 2030: tổn thất sau thu hoạch các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chủ lực giảm 0,5-1 %/năm; 50% phụ phẩm của các mặt hàng chủ lực trong lĩnh vực trồng trọt được xử lý và tái chế, tái sử dụng, trong đó 80% rơm rạ được áp dụng công nghệ được thu gom và tái sử dụng; 60% hộ gia đình và 100% trang trại chăn nuôi áp dụng các công nghệ và kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi và được tái sử dụng; 50% bùn thải và 50% nước thải trong các trang trại nuôi trồng thủy sản được xử lý và tái sử dụng, 100% phụ phẩm của công nghiệp chế biến cá tra được áp dụng công nghệ xử lý và tái sử dụng; 80% trang trại và 50% HTX được tiếp cận với các quy trình quản lý, sử dụng chất thải và tái chế, tái sử dụng các phụ phẩm, các công nghệ xử lý chất thải và tái chế phụ phẩm trong nông nghiệp…
Để thực hiện có hiệu quả đề án, trong thời gian tới tỉnh tập trung nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến phục vụ nông nghiệp tuần hoàn; đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng công nghệ phát triển nông nghiệp tuần hoàn; phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp tuần hoàn; xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp…
NGUYÊN KHANG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin