Tại hội thảo về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng có hại cho sức khỏe để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có đường vì lợi ích sức khỏe cộng đồng, do Bộ Y tế tổ chức ngày 20/9.
Các chuyên gia y tế khẳng định, thuế là biện pháp quan trọng nhất, tuy nhiên mức tăng thuế phải đủ lớn để tác động thay đổi mức tiêu dùng. Theo số liệu từ hội thảo, khoảng 40.000 ca tử vong/năm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá; hơn 230 loại bệnh tật và thương tích do rượu bia gây ra; ít nhất 9 nhóm bệnh liên quan đến đồ uống có đường… gây tốn kém chi phí y tế ước tính lên tới 108 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,14% GDP. Để giảm gánh nặng bệnh tật do các sản phẩm này gây ra, thuế và giá là giải pháp có chi phí thấp nhưng hiệu quả cao trong giảm tiêu dùng thuốc lá so với các giải pháp khác. Đây cũng là giải pháp dự phòng hữu hiệu đã được WHO và Ngân hàng Thế giới khuyến cáo các nước áp dụng.
Việc tăng thuế phải trên cơ sở cân đối hài hòa lợi ích của các chủ thể Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, nhưng cần đặc biệt ưu tiên mục tiêu bảo vệ sức khỏe, phát triển bền vững của đất nước. Việt Nam đang thuộc nhóm các nước có mức thuế và giá thuốc lá thấp nhất thế giới… Do đó, tổng mức thuế phải đủ lớn để tác động thay đổi mức tiêu dùng. Đây cũng là một trong những cơ sở quan trọng để Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế đối với thuốc lá, rượu bia và đưa đồ uống có đường vào diện chịu thuế tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
LÝ AN
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin