Đó là tổng kinh phí thực hiện tiêu chí chuyển đổi số của xã An Phước (huyện Mang Thít) năm 2024. Trong đó, ngân sách huyện 103,2 triệu đồng, xã hội hóa 160 triệu đồng, vốn dân 3,84 tỷ đồng.
Xã An Phước có hạ tầng internet cáp quang và thông tin di động 4G/5G đến các ấp. Trang thông tin điện tử xã có các bài viết tuyên truyền về chuyển đổi số. Hệ thống loa truyền thanh của xã ứng dụng công nghệ thông tin- viễn thông và kết nối với hệ thống thông tin nguồn của tỉnh. Cùng với đó, có chuyên mục riêng về chuyển đổi số, tần suất phát sóng từ 1 tuần/lần.
Hệ thống thông tin mạng nội bộ của xã được thẩm định và phê duyệt hồ sơ cấp độ an toàn thông tin theo quy định và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt. 100% máy tính tham gia mạng truyền số liệu chuyên dùng. Đồng thời, được triển khai giải pháp phòng chống mã độc, chia sẻ thông tin mã độc theo Chỉ thị số 14, ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại. Bên cạnh, triển khai giám sát an toàn thông tin, kết nối chia sẻ thông tin giám sát về Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh.
100% văn bản đến và văn bản đi của xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ văn bản có tính mật). 100% hồ sơ lưu trữ của đơn vị được số hóa. Xã sử dụng nền tảng số (tạo các nhóm Zalo) để chỉ đạo, điều hành từ cấp ủy và chính quyền xã đến 100% cán bộ ấp, khóm.
Hiện, 100% hộ gia đình trong xã có điện thoại thông minh. Có 6.133 người dân trong độ tuổi lao động được phổ biến kiến thức về sử dụng máy tính và kỹ năng số cơ bản, chiếm hơn 79,2%. Bên cạnh, 4.736 người trưởng thành (18 tuổi trở lên) có tài khoản thanh toán trực tuyến, thanh toán các dịch vụ thiết yếu như: điện, nước, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, học phí, khám, chữa bệnh, đạt gần 61,2%.
Toàn xã có 137 doanh nghiệp, cơ sở đăng ký kinh doanh. Trong đó 37/137 hộ ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh.
NGUYỄN PHƯƠNG
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin