Việc xác định sự trôi qua của thời gian trong thế giới của chúng ta với những chiếc đồng hồ tích tắc và con lắc dao động chính là một ví dụ đơn giản về việc đếm số giây giữa “lúc đó” và “lúc này”.
Theo một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ĐH Uppsala ở Thụy Điển, một giải pháp tiềm năng có thể được tìm thấy ở chính hình dạng của sương mù lượng tử. Các thí nghiệm của họ về bản chất giống sóng của cái gọi là trạng thái Rydberg đã tiết lộ một cách mới để đo thời gian mà không cần điểm bắt đầu chính xác.
Nghiên cứu của họ bao gồm việc đo lường kết quả của các nguyên tử heli được kích thích bằng tia laser và đối chiếu những phát hiện với các dự đoán lý thuyết để cho thấy kết quả đặc trưng có thể tồn tại trong một khoảng thời gian như thế nào.
“Nếu bạn sử dụng máy đếm, bạn phải định nghĩa số không. Bạn bắt đầu đếm tại một thời điểm nào đó. Lợi ích của việc này là bạn không cần phải bắt đầu tính giờ- bạn chỉ cần nhìn vào cấu trúc giao thoa và nói “được rồi, đã 4 nano giây rồi”, nhà vật lý Marta Berholts (ĐH Uppsala ở Thụy Điển), trưởng nhóm nghiên cứu, giải thích.
HẢI HUỲNH (nguồn: Physical Review Research)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin