Sử dụng rượu dù mức độ thấp trong thai kỳ cũng ảnh hưởng đến thai nhi

06:13, 15/02/2025

(VLO) Nghiên cứu mới cho thấy việc người mẹ thỉnh thoảng tiếp xúc với rượu trong thai kỳ cũng có thể ảnh hưởng đến hình dạng khuôn mặt và sự phát triển của não bộ ở thai nhi.

 

Rối loạn phổ rượu ở thai nhi (FASD) là một loạt các khiếm khuyết nghiêm trọng về phát triển thần kinh do tiếp xúc với rượu trước khi sinh.

Những thai nhi mắc FASD có thể gặp phải nhiều thách thức khác nhau, gồm khó khăn về khả năng phối hợp cơ thể, ngôn ngữ, trí nhớ, học tập, chức năng điều hành, hành vi và dị tật bẩm sinh.

Mức độ nghiêm trọng và loại khiếm khuyết này có thể khác nhau đáng kể ở mỗi trẻ, khiến FASD trở thành một tình trạng phổ biến.

Trong nghiên cứu Đặt câu hỏi về rượu khi mang thai (AQUA), bắt đầu vào năm 2011, các nhà khoa học đã theo dõi một nhóm cộng đồng lớn gồm hơn 1.000 phụ nữ mang thai và con của họ trong suốt một thập kỷ về cả sự phát triển của trẻ em và các dấu hiệu thể chất (như hình dạng khuôn mặt cũng như cấu trúc và chức năng não) ở trẻ em trong độ tuổi đi học.

Sử dụng các kỹ thuật phân tích và hình ảnh 3D chuyên dụng, họ phát hiện thấy những thay đổi nhất quán về hình dạng của mắt và mũi, ở cả trẻ em 12 tháng tuổi và trẻ em từ 6-8 tuổi, tiếp xúc với liều lượng rượu tương đối thấp trong thời kỳ mang thai.

MINH CHÂU (Nguồn: Journal of JAMA Pediatrics)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh