Tiếp xúc lâu dài với vật chất mịn làm tăng nguy cơ hen suyễn

06:06, 03/11/2024

(VLO) Dựa trên bằng chứng liên quan đến khoảng 25 triệu người trên toàn thế giới, một nhóm nghiên cứu quốc tế do Viện Hóa học Max Planck hướng dẫn đã chứng minh rằng việc tiếp xúc lâu dài với hạt mịn (PM 2.5) trong môi trường xung quanh làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 30% các trường hợp hen suyễn mới trên toàn thế giới có liên quan đến việc tiếp xúc với PM 2.5, làm nổi bật mối đe dọa nghiêm trọng mà ô nhiễm không khí gây ra cho sức khỏe cộng đồng.

Họ đã xác định dữ liệu 68 nghiên cứu dịch tễ học từ năm 2019 được tiến hành trên 22 quốc gia, gồm các quốc gia ở Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Á, Nam Á và châu Phi.

Họ kết luận rằng hiện có đủ bằng chứng với mức độ tin cậy cao để hỗ trợ mối liên hệ giữa việc tiếp xúc lâu dài với PM 2.5 trong môi trường xung quanh và bệnh hen suyễn.

Hen suyễn hiện là một căn bệnh không thể chữa khỏi, làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng cuộc sống, với các triệu chứng tái phát như thở khò khè, ho và khó thở.

Tính đến nay, khoảng 4% dân số thế giới mắc bệnh hen suyễn, với hơn 30 triệu ca mới phát sinh hàng năm.

ĐÔNG NGHI (nguồn: the journal One Earth)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh