Trung Quốc tham vọng đứng đầu thế giới về khoa học vũ trụ vào năm 2050

06:01, 21/10/2024

Trung Quốc đã công bố lộ trình đầy tham vọng để vượt Mỹ và trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học vũ trụ vào năm 2050.

Tên lửa đẩy Trường Chinh-6 mang theo nhóm vệ tinh quỹ đạo Trái đất tầm thấp rời bệ phóng tại Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày 6/8/2024.Ảnh: THX/TTXVN
Tên lửa đẩy Trường Chinh-6 mang theo nhóm vệ tinh quỹ đạo Trái đất tầm thấp rời bệ phóng tại Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc ngày 6/8/2024.Ảnh: THX/TTXVN

Chương trình phát triển quốc gia về khoa học vũ trụ đã được Cục Quản lý Không gian (KG) quốc gia, Cơ quan KG có người lái và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vừa công bố.

Đây là kế hoạch (KH) đầu tiên được công bố tại Trung Quốc. KH đặt ra 17 lĩnh vực ưu tiên để phát triển, bao gồm tìm kiếm các hành tinh có thể sinh sống và sự sống ngoài Trái đất, khám phá nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ, khám phá bản chất của lực hấp dẫn, khám phá cơ học lượng tử và thuyết tương đối rộng.

Các KH về sứ mệnh khoa học sẽ được triển khai theo 3 giai đoạn, từ nay đến năm 2027, từ năm 2028-2035 và từ năm 2036-2050.

Ông Wang Chi- Giám đốc Trung tâm Khoa học KG quốc gia CAS, tuyên bố: “Chúng tôi sẽ nỗ lực đạt mục tiêu chiến lược “3 bước” được nêu trong KH, đó là khoa học KG của Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn đầu tiên vào năm 2027, trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về phương hướng chiến lược vào năm 2035, trở thành cường quốc khoa học KG thế giới trong các lĩnh vực quan trọng vào năm 2050”.

Dù bắt đầu chương trình KG muộn hơn Mỹ và các cường quốc khác nhiều thập kỷ, Trung Quốc vẫn liên tục đạt được những cột mốc quan trọng, bao gồm phóng trạm vũ trụ và trở thành quốc gia đầu tiên đưa các mẫu vật từ mặt xa của Mặt trăng trở về.

Những mẫu vật này được đưa về trong sứ mệnh Thường Nga 6 hồi tháng 6, đã được phát hiện có những đặc điểm riêng biệt và việc nghiên cứu sâu hơn có thể tiết lộ thông tin mới về Mặt trăng.

Tại cuộc họp báo, ông Ding Chibiao- Phó Chủ tịch CAS, cho biết công nghệ vũ trụ của Trung Quốc đã có những bước đột phá lớn và một số lĩnh vực đang đi đầu thế giới.

Ông cho hay các ứng dụng KG đã được áp dụng trong các lĩnh vực vệ tinh liên lạc, định vị và cảm biến từ xa đang bùng nổ, đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ nền kinh tế quốc gia và phát triển xã hội.

KH xác định 5 chủ đề khoa học hướng đến phát triển các sứ mệnh khoa học vũ trụ- gồm hành tinh có thể sinh sống, khoa học sinh học và vật lý trong KG, bức tranh toàn cảnh Mặt trời- Trái đất, gợn sóng KG- thời gian và vũ trụ cực đại.

KH cũng kêu gọi các nhà khoa học tìm kiếm các hành tinh có thể sinh sống và sự sống cả bên trong và bên ngoài hệ Mặt trời. Để nghiên cứu sâu hơn về KG và các hiện tượng của KG, KH kêu gọi tìm hiểu sâu hơn về vật lý, về mối quan hệ giữa Mặt trời và Trái đất, về nguồn gốc và sự tiến hóa của vũ trụ.

Trung Quốc đã lên KH cho một số sứ mệnh KG, bao gồm sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng bằng robot Thường Nga 7 và 8, sứ mệnh tiểu hành tinh gần Trái đất Thiên Vấn 2 và sứ mệnh Thiên Vấn 3 nhằm mục đích đưa các mẫu vật từ sao Hỏa về trước Mỹ.

Trung Quốc cũng đang hợp tác với các quốc gia trên khắp thế giới để khởi động trạm nghiên cứu Mặt trăng cố định.

Ông Yang cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với các quốc gia khác khi theo đuổi các mục tiêu KG, bao gồm các nước đang phát triển để cho phép họ “tiếp cận và sử dụng KG vũ trụ một cách công bằng”.

VY ANH (Theo baotintuc.vn)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh