Đó là khả năng trì hoãn thai kỳ cho đến khi điều kiện thuận lợi nhất để mang thai và sinh con. Một phôi đã thụ tinh sẽ tạm thời trì hoãn việc cấy ghép vào thành tử cung cho đến khi điều kiện thích hợp, do đó làm dừng quá trình phát triển sinh học của phôi đó.
Chẳng hạn, nếu một con gấu mang thai trong khi nó quá gầy hoặc suy dinh dưỡng, con vật có thể vào trạng thái ngủ đông và về cơ bản giữ thai kỳ ở trạng thái đình trệ trong một thời gian. Khi nó có thời gian để tăng cân và điều kiện thuận lợi hơn, thai kỳ sẽ tiến triển như thể không có chuyện gì xảy ra.
Rất nhiều loài động vật có vú có thể làm được điều này- nhấn nút “tạm dừng” để tạo ra sự sống mới cho đến khi thời điểm thích hợp. Theo một bài báo mới được công bố trên tạp chí Cell, con người cũng có thể làm được điều đó.
Theo thông cáo báo chí, sử dụng “tế bào gốc của con người và các mô hình phôi nang dựa trên tế bào gốc được gọi là phôi nang”, nếu các nhà nghiên cứu ức chế một loạt các phản ứng hóa học được gọi là con đường truyền tín hiệu mTOR, thì tế bào gốc và phôi nang sẽ bước vào trạng thái cực kỳ giống với trạng thái ngủ đông, nhưng một khi con đường đó không còn bị ức chế, mọi thứ trở lại bình thường và sự phát triển diễn ra như thể không có gì từng xảy ra.
MINH CHÂU (nguồn: Popular Mechanics)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin