Vật liệu xây dựng mới hút carbon ra khỏi khí quyển

09:08, 17/08/2024

Một vật liệu xây dựng sinh học mới sử dụng vi sinh vật sống có thể hút CO2 từ bầu khí quyển do một nghiên cứu sinh ĐH Toàn cầu London (UCL) phát triển, có thể giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon của ngành xây dựng nếu được sản xuất hàng loạt và áp dụng rộng rãi.

 

Một vật liệu xây dựng sinh học mới sử dụng vi sinh vật sống có thể hút CO2 từ bầu khí quyển do một nghiên cứu sinh ĐH Toàn cầu London (UCL) phát triển, có thể giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon của ngành xây dựng nếu được sản xuất hàng loạt và áp dụng rộng rãi.

Khi các vi sinh vật được nhúng trong các tấm này phát triển bằng cách quang hợp, chúng kéo CO2 ra khỏi không khí, thông qua quá trình khoáng hóa sinh học, gắn nó vào canxi để tạo ra canxi cacbonat, khóa chặt carbon.

1kg vật liệu sinh học này, được gọi là vật liệu sống kỹ thuật vi khuẩn lam hoặc C-ELM, có thể thu giữ và cô lập tới 350g CO2, trong khi cùng một lượng bê tông truyền thống sẽ thải ra tới 500g CO2. Một bức tường rộng 150m2 được ốp bằng các tấm C-ELM này sẽ khóa chặt khoảng 1 tấn CO2.

Nghiên cứu sinh Prantar Tamuli (Khoa Kỹ thuật Hóa sinh, UCL) cho biết: “Mục tiêu của tôi khi phát triển vật liệu C-ELM là chuyển đổi hoạt động xây dựng môi trường sống tương lai của con người từ hoạt động phát thải carbon lớn nhất sang hoạt động cô lập carbon lớn nhất”.

CHIÊU HÂN (nguồn: TechXplore)

 

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh