Mạch máu in 3D đưa các cơ quan nhân tạo đến gần hơn với thực tế

06:08, 11/08/2024

Các nhà khoa học Viện Wyss (ĐH Harvard) và Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng John A. Paulson đã tạo ra một phương pháp mới in 3D các mạng lưới mạch máu được kết nối với nhau, có "vỏ" riêng biệt gồm các tế bào cơ trơn và các tế bào nội mô bao quanh một "lõi" rỗng mà chất lỏng có thể chảy qua, được nhúng bên trong mô tim của con người.

(VLO) Các nhà khoa học Viện Wyss (ĐH Harvard) và Trường Kỹ thuật và Khoa học ứng dụng John A. Paulson đã tạo ra một phương pháp mới in 3D các mạng lưới mạch máu được kết nối với nhau, có “vỏ” riêng biệt gồm các tế bào cơ trơn và các tế bào nội mô bao quanh một “lõi” rỗng mà chất lỏng có thể chảy qua, được nhúng bên trong mô tim của con người.

Kiến trúc mạch máu này mô phỏng chặt chẽ cấu trúc mạch máu tự nhiên và thể hiện sự tiến bộ đáng kể hướng tới khả năng sản xuất các cơ quan cấy ghép của con người.

Những mạch máu sinh học được in này không chỉ thể hiện cấu trúc 2 lớp đặc trưng của mạch máu người mà sau 5 ngày truyền dịch bằng chất lỏng mô phỏng máu, các khối hình thành cơ quan tim (OBB) bắt đầu đập đồng bộ- biểu thị mô tim khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

Các mô cũng phản ứng với các loại thuốc tim thông thường- isoproterenol khiến chúng đập nhanh hơn và blebbistatin ngăn chúng đập. Nhóm nghiên cứu thậm chí còn in 3D một mô hình mạch máu phân nhánh của động mạch vành trái của một bệnh nhân thực sự thành các OBB, chứng minh tiềm năng của nó đối với y học.

MINH CHÂU (Nguồn: Journal of Advanced Materials)

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh