Phát hiện vi khuẩn có thể phá hủy một số "hóa chất vĩnh cửu"

02:07, 21/07/2024

Một nhóm kỹ thuật môi trường của UC Riverside đã phát hiện ra các loài vi khuẩn cụ thể có thể phá hủy một số loại "hóa chất vĩnh cửu", tiến thêm một bước đến phương pháp xử lý chi phí thấp đối với các nguồn nước uống bị ô nhiễm.

 

Một nhóm kỹ thuật môi trường của UC Riverside đã phát hiện ra các loài vi khuẩn cụ thể có thể phá hủy một số loại “hóa chất vĩnh cửu”, tiến thêm một bước đến phương pháp xử lý chi phí thấp đối với các nguồn nước uống bị ô nhiễm.

Các vi sinh vật này thuộc chi Acetobacterium và thường được tìm thấy trong môi trường nước thải trên toàn thế giới.

Hóa chất vĩnh cửu, còn được gọi là chất per- và polyfluoroalkyl hoặc PFAS, chúng có liên kết hóa học cacbon-flo cực kỳ bền, khiến chúng tồn tại lâu dài trong môi trường. Các vi sinh vật được các nhà khoa học phát hiện có thể cắt đứt các liên kết carbon- flo cứng đầu này.

PGS Yujie Men- tác giả nghiên cứu cho biết: “Đây là phát hiện đầu tiên về một loại vi khuẩn có thể khử flo trong cấu trúc PFAS”.

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng vi khuẩn này chỉ có hiệu quả với các hợp chất PFAS không bão hòa, có liên kết carbon-carbon đôi trong cấu trúc hóa học.

CHIÊU HÂN

(Nguồn: the journal Science Advances)

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh