Các mỏ đá bazan dưới đáy biển có khả năng giữ lại carbon dioxide, loại bỏ khí tạo nhiệt khỏi bầu khí quyển. Đó là lý do tại sao một nhóm các nhà khoa học muốn xây dựng các giàn khoan nổi tại các địa điểm chiến lược ngoài khơi để "bắt" CO2.
(VLO) Các mỏ đá bazan dưới đáy biển có khả năng giữ lại carbon dioxide, loại bỏ khí tạo nhiệt khỏi bầu khí quyển. Đó là lý do tại sao một nhóm các nhà khoa học muốn xây dựng các giàn khoan nổi tại các địa điểm chiến lược ngoài khơi để “bắt” CO2.
Được cung cấp năng lượng bằng tuabin gió của chính nó, các trạm nổi sẽ hút CO2 từ bầu trời (hoặc thậm chí trong nước biển) và bơm nó vào các lỗ trống dưới đáy biển.
Các nhà khoa học gọi dự án của họ là Solid Carbon. Nếu nó hoạt động như họ mong đợi, lượng CO2 mà họ bơm vào sẽ mãi mãi là đá dưới đáy đại dương.
Martin Scherwath- nhà địa vật lý tại Ocean Networks Canada, chia sẻ với Business Insider rằng: “Điều đó làm cho việc lưu trữ carbon trở nên rất bền vững và rất an toàn”.
Không giống như các kỹ thuật lưu trữ khác, chúng ta sẽ không phải lo lắng về việc carbon quay trở lại khí quyển và làm tăng nhiệt độ toàn cầu.
Kế hoạch dựa trên một phản ứng hóa học xảy ra một cách tự nhiên. Đá bazan có tính phản ứng cao, chứa nhiều kim loại dễ dàng lấy CO2 và kết hợp hóa học với nó để tạo thành khoáng chất cacbonat. Đá bazan cũng có xu hướng bị vỡ và xốp, để lại nhiều khoảng trống cho cacbonat mới lấp đầy.
HẢI HUỲNH (nguồn: Business Insider)