Nghiên cứu của ĐH Uppsala và Viện Karolinska mở đường cho kỹ thuật bàn tay giả và robot có thể cảm giác chạm như bàn tay con người. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học. Công nghệ này cũng có thể được sử dụng giúp khôi phục chức năng bị mất cho bệnh nhân sau đột quỵ.
Nghiên cứu của ĐH Uppsala và Viện Karolinska mở đường cho kỹ thuật bàn tay giả và robot có thể cảm giác chạm như bàn tay con người. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học. Công nghệ này cũng có thể được sử dụng giúp khôi phục chức năng bị mất cho bệnh nhân sau đột quỵ.
“Hệ thống của chúng tôi có thể xác định loại vật thể mà nó chạm nhanh như một người bị bịt mắt, bằng cách cảm nhận và quyết định xem đó là một quả bóng tennis hay một quả táo chẳng hạn”, TS Zhibin Zhang, cho biết.
Các nhà khoa học phát triển hệ thống xúc giác nhân tạo bắt chước cách hệ thần kinh con người phản ứng khi chạm vào. Hệ thống sử dụng các xung điện để xử lý thông tin xúc giác động theo cách tương tự như hệ thần kinh của con người.
Hệ thống có 3 thành phần chính: da điện tử (e-skin) với các cảm biến có thể phát hiện áp lực bằng cách chạm; một tập hợp các tế bào thần kinh nhân tạo chuyển đổi tín hiệu cảm ứng tương tự thành xung điện; và bộ xử lý tín hiệu, xác định đối tượng.
Zhang giải thích: “Với công nghệ này, bàn tay giả sẽ có cảm giác giống như một phần cơ thể của người mang”.
MINH CHÂU
(Nguồn: the journal Science)