Một nhóm nghiên cứu quốc tế do GS Jimmy Fung Chi-Hung và GS Zheng Yi (ĐH Khoa học và Công nghệ Hong Kong) dẫn đầu đã đạt được bước đột phá đáng kể khi phát triển mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu phát thải amoniac (NH3) toàn cầu từ nông nghiệp. Nghiên cứu có tiêu đề "Quản lý phân bón để giảm phát thải amoniac toàn cầu" đã được công bố trên tạp chí Nature.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế do GS Jimmy Fung Chi-Hung và GS Zheng Yi (ĐH Khoa học và Công nghệ Hong Kong) dẫn đầu đã đạt được bước đột phá đáng kể khi phát triển mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp giảm thiểu phát thải amoniac (NH3) toàn cầu từ nông nghiệp. Nghiên cứu có tiêu đề “Quản lý phân bón để giảm phát thải amoniac toàn cầu” đã được công bố trên tạp chí Nature.
Khai thác sức mạnh của máy học, nghiên cứu đột phá này không chỉ giúp tối ưu hóa việc quản lý phân bón, bao gồm điều chỉnh thời điểm bón phân, sử dụng hỗn hợp chất dinh dưỡng cụ thể và thực hiện các biện pháp trồng trọt và làm đất phù hợp, có thể giảm tới 38% lượng khí thải NH3 toàn cầu từ 3 loại cây trồng chính là gạo, lúa mì và bắp.
Việc giải phóng NH3 từ các quá trình công nghiệp và nông nghiệp khác nhau có thể gây ô nhiễm không khí và nước, làm tổn hại hệ sinh thái và gây ra mối đe dọa cho sức khỏe con người. Mặc dù bản thân NH3 không phải là khí nhà kính nhưng nó có thể phản ứng trong đất và khí quyển, tạo thành các hợp chất như oxit nitơ- một loại khí nhà kính mạnh góp phần gây ra biến đổi khí hậu.
Phát hiện này có ý nghĩa đặc biệt vì nghiên cứu này dự đoán lượng phát thải NH3 toàn cầu từ đất trồng trọt trong thời gian 30 năm cho đến năm 2060 sẽ tăng từ 4- 5,5%. Do đó, ngay cả việc đạt được một phần nhỏ mức giảm tiềm năng này cũng đủ để bù đắp cho mức tăng dự kiến.
HẢI HUỲNH
(Nguồn: Nature Journal)