Cần Thơ: Giới thiệu, đưa vào lưu hành sản xuất 3 giống lúa mới

05:02, 24/02/2024

Với những đặc tính vượt trội, các giống lúa mới được đánh giá và lựa chọn sẽ giúp đẩy mạnh phát triển sản xuất, bổ sung vào cơ cấu sản xuất lúa của vùng ĐBSCL và một số vùng lân cận.

 

Một giống lúa mới.
Một giống lúa mới.

Với những đặc tính vượt trội, các giống lúa mới được đánh giá và lựa chọn sẽ giúp đẩy mạnh phát triển sản xuất, bổ sung vào cơ cấu sản xuất lúa của vùng ĐBSCL và một số vùng lân cận.

Viện Lúa ĐBSCL vừa trình diễn, giới thiệu đặc tính của các giống lúa mới (thuộc 4 nhóm giống lúa) trong vụ Đông Xuân 2023-2024 để nông dân tham quan và đánh giá thực tế trên đồng ruộng.

Với những đặc tính vượt trội, các giống lúa mới được đánh giá và lựa chọn sẽ giúp đẩy mạnh phát triển sản xuất, bổ sung vào cơ cấu sản xuất lúa của vùng ĐBSCL và một số vùng lân cận.

Trong số 20 giống được chia thành 4 nhóm theo phân khúc thị trường (giống lúa thơm, giống lúa chất lượng cao, giống cao sản và nhóm các loại giống khác) được trình diễn, giới thiệu, ông Trần Ngọc Thạch- Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho biết, đơn vị cố gắng lựa chọn 3 giống mới để đưa vào lưu hành, sản xuất trong năm 2024.

Ở nhóm lúa chất lượng cao, Viện Lúa ĐBSCL sẽ giới thiệu giống OM3. Đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 98-105 ngày, chiều cao cây khoảng 90-110cm, khả năng đẻ nhánh khá, dạng hình đẹp; mỗi mét vuông khoảng 260-340 bông, mỗi bông khoảng 70-90 hạt chắc; năng suất khoảng 6-8 tấn/ha; tỷ lệ gạo nguyên khoảng 54-65%, hạt gạo đẹp, thon dài, cơm mềm, dẻo, ngon và có mùi thơm nhẹ. Giống lúa canh tác được các vụ trong năm và các vùng sinh thái nhiễm mặn ở ĐBSCL.

Đối với nhóm giống lúa thơm, Viện Lúa ĐBSCL sẽ giới thiệu giống lúa OM63, giống lúa này hạt dài, mùi thơm rất đậm và được đánh giá rất ngon cơm. Bên cạnh giống OM8 (không thích hợp với vụ Đông Xuân, dễ đổ ngã), kỳ vọng giống OM63 có thể phát triển tốt cho cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu.

Riêng nhóm các giống lúa khác, Viện Lúa ĐBSCL cố gắng giới thiệu giống lúa cao sản, năng suất cao để bù cho giống IR50404 hiện nay đang bị thoái hóa nhiều.

Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL Trần Ngọc Thạch nhận định, giống lúa khi đưa vào sản xuất tồn tại trong điều kiện trồng khoảng 2-3 vụ/năm do áp lực sâu bệnh lớn, thâm canh cao, dòng đời của lúa sẽ bị rút ngắn lại. Giống có tính chống chịu tốt tồn tại khoảng 10 năm sẽ bị thoái hóa.

Chính vì thế, Viện Lúa ĐBSCL tiếp tục lai tạo và chọn thêm những giống mới thay thế cho những giống bị thoái hóa; tiếp tục phục tráng, duy trì lại tính đúng giống.

Để tránh tình trạng đưa vào sản xuất ào ạt, không khai thác được những giá trị của giống lúa mới, gây lãng phí tiềm lực, tài nguyên và nhân lực đầu tư cho công tác chọn tạo giống, ông Trần Ngọc Thạch cho biết, thời gian gần đây, Viện Lúa ĐBSCL xây dựng lại chiến lược lựa chọn giống.

Trong từng nhóm giống lúa phải lựa chọn, chắt chiu cẩn thận và khoảng 2-3 năm đưa ra lưu hành một giống mới. Hàng năm, bên cạnh những giống lúa cũ, phổ biến, Viện Lúa ĐBSCL sẽ tổ chức trình diễn khoảng 15 giống mới nhằm có sự so sánh.

Trong những giống mới này có những giống sẽ được đưa vào sản xuất, có những giống sẽ bị loại.

Viện Lúa ĐBSCL là một đơn vị nghiên cứu khoa học công lập thuộc Bộ Nông nghiệp-PTNT, là trung tâm nghiên cứu hàng đầu của cả nước về cây lúa.

Qua hơn 45 năm thành lập và phát triển, Viện Lúa ĐBSCL đã lai tạo và phóng thích trên 180 giống lúa phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vùng ĐBSCL và một số vùng miền khác trong cả nước.

Các giống lúa mang thương hiệu OM của Viện Lúa ĐBSCL được gieo trồng phổ biến nhất, với diện tích lớn nhất khu vực ĐBSCL và được mở rộng ra các địa phương khác, góp phần tăng năng suất và sản lượng lúa trên cả nước.

Những giống lúa được Viện Lúa ĐBSCL chọn tạo có những đặc điểm nổi trội như năng suất, chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh hại chính, thích nghi với các điều kiện bất lợi của môi trường như khô hạn, phèn, mặn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Để tạo ra những giống lúa mới có những ưu điểm vượt trội hơn và thích nghi được các điều kiện bất lợi của thời tiết như khô hạn, phèn, mặn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, quá trình chọn giống phải qua nhiều giai đoạn như lai tạo, chọn dòng thuần, so sánh sơ khởi, đánh giá hậu kỳ và khảo nghiệm tính thích nghi các vùng sinh thái để chọn ra giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt để đưa vào bộ giống lúa triển vọng.

VY ANH (theo Vietnam+)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh