Võng mạc phát triển trong phòng thí nghiệm giải thích tại sao con người nhìn thấy màu sắc

10:01, 13/01/2024

Với võng mạc của con người được nuôi cấy trong đĩa petri, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cách một nhánh vitamin A tạo ra các tế bào chuyên biệt cho phép con người nhìn thấy hàng triệu màu sắc, một khả năng mà chó, mèo và các động vật có vú khác không có.

 

Với võng mạc của con người được nuôi cấy trong đĩa petri, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cách một nhánh vitamin A tạo ra các tế bào chuyên biệt cho phép con người nhìn thấy hàng triệu màu sắc, một khả năng mà chó, mèo và các động vật có vú khác không có.

Tác giả Robert Johnston- Phó Giáo sư sinh học cho biết: “Cơ quan võng mạc này cho phép chúng tôi lần đầu tiên nghiên cứu đặc điểm rất đặc trưng này của con người. Đó là một câu hỏi lớn về điều gì tạo nên con người chúng ta, điều gì khiến chúng ta khác biệt”.

Phát hiện nâng cao hiểu biết về bệnh mù màu, mất thị lực liên quan đến tuổi tác và các bệnh khác liên quan đến tế bào cảm quang. Họ cũng chứng minh cách các gien hướng dẫn võng mạc của con người tạo ra các tế bào cảm nhận màu sắc cụ thể, một quá trình mà các nhà khoa học cho rằng được kiểm soát bởi hormone tuyến giáp.

Bằng cách điều chỉnh các đặc tính tế bào của các chất hữu cơ, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng một phân tử có tên là axit retinoic xác định tế bào hình nón sẽ chuyên cảm nhận ánh sáng đỏ hay xanh lục. Chỉ những người có thị lực bình thường và các loài linh trưởng có quan hệ gần gũi mới phát triển được cảm biến màu đỏ.

ĐÔNG NGHI

(Nguồn: PLOS Biology Journal)

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh