Tạo động lực phát triển bền vững

10:01, 14/01/2024

Qua 3 năm (2021-2023) thực hiện kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo, nhiều chính sách, chương trình đã được triển khai, trong đó nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KHCN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển tài sản trí tuệ đã được tích cực tuyên truyền, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
 

Mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch hút khách tại TP Vĩnh Long.
Mô hình nông nghiệp công nghệ cao kết hợp du lịch hút khách tại TP Vĩnh Long.
Qua 3 năm (2021-2023) thực hiện kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo, nhiều chính sách, chương trình đã được triển khai, trong đó nhiều hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu KHCN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển tài sản trí tuệ đã được tích cực tuyên truyền, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
 
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
 
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, tính đến tháng 10/2023, toàn tỉnh có 94,24% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được khép kín thủy lợi (tương đương 112.855ha) đảm bảo tưới, tiêu trong điều kiện thời tiết, thủy văn bình thường. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp được khép kín thủy lợi tăng lên từng giai đoạn: năm 2015 là 109.500ha (chiếm 92,7%) đến năm 2023 là 112.855ha (94,24%).
 
Chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Trong đó, đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng, trang thiết bị công nghệ tại các trại sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thuộc Trung tâm Giống nông nghiệp.
 
Đến nay, Trại giống cây trồng được thiết kế với quy mô gần 10ha có 16 khu nhà lưới với hơn 1.000 cây đầu dòng các loại, cây tiêu bản và cây lưu giữ gien. Việc quản lý, giám sát mã số vùng trồng, mã số đóng gói lĩnh vực trồng trọt đều thực hiện trên các phần mềm điện tử.
 
Đến nay toàn tỉnh hiện có 117 vùng trồng được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu, 47 mã số nội địa và 13 cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu. Trong năm 2023, UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư 4 phần mềm nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước chuyên ngành về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và phòng chống thiên tai,...
 
Đối với ngành y tế, UBND tỉnh tăng cường đầu tư cơ sở, kỹ thuật mới, hiện đại (kỹ thuật nội soi chẩn đoán và điều trị, chụp mạch xóa nền,…); xây dựng và phát triển dữ liệu y tế của tỉnh, đầu tư hạ tầng phòng máy chủ; kết nối, chia sẻ với các hệ thống thông tin quy mô quốc gia; triển khai sử dụng hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; đưa vào vận hành hệ thống thống kê y tế điện tử và hồ sơ sức khỏe điện tử,...
 
Triển khai thí điểm các hệ thống phần mềm có khả năng kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với tất cả các trang thiết bị hiện có trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (máy xét nghiệm, máy chẩn đoán hình ảnh, các màn hình tương tác, các thiết bị cầm tay cá nhân,…) nhằm nâng cao khả năng tự động hóa; định dạng người bệnh qua mã vạch, cảm biến, nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến. Qua đó, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của Nhân dân trong và ngoài tỉnh. 
 
Ông Nguyễn Văn Tùng- Giám đốc Sở KH-CN, cho biết, các mô hình ứng dụng KHCN ngày càng được quan tâm triển khai tại các địa phương do phòng kinh tế, kinh tế và hạ tầng chủ trì, phối hợp với nhiều đơn vị như Trung tâm Ứng dụng KHCN, hội nông dân huyện, phòng nông nghiệp-PTNT huyện, doanh nghiệp.
 
Giai đoạn 2021-2023, đã thực hiện 286 mô hình/dự án ứng dụng về trồng nấm bào ngư, nuôi lươn không bùn, nuôi dế, giá thể hữu cơ vi sinh,... Bên cạnh đó, các mô hình hỗ trợ VietGAP, hỗ trợ các cơ sở hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, điều khiển thông minh ngày càng được các địa phương quan tâm thực hiện.
 
Đẩy mạnh triển khai các mô hình ứng dụng khoa học, công nghệ 
 
Bà Lâm Thị Thảo Trang- Phó Trưởng Phòng Kinh tế TP Vĩnh Long, chia sẻ, việc phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp từng bước được hình thành và nhân rộng.
 
Tại TP Vĩnh Long, có 7 nhà màng dưa lưới ứng dụng công nghệ cao. Với hạn chế là diện tích không nhiều, để phát triển mô hình nông nghiệp đô thị như: trồng rau thủy canh, nấm bào ngư… cần nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức và hành động về vị trí, tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với quá trình phát triển bền vững của tỉnh.
 
Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất nông nghiệp có tiềm năng tham gia nghiên cứu, ứng dụng KHCN phục vụ sản xuất, kinh doanh. 
 
Theo ông Nguyễn Văn Tùng, trong năm 2024, ngành tập trung triển khai các nội dung trọng tâm là tăng cường đầu tư nâng cao tiềm lực KHCN và đổi mới sáng tạo, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
 
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 03-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đề xuất, thực hiện các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh.
 
Cùng với đó, đề xuất danh mục các sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh và sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), sản phẩm, hàng hóa cần truy xuất nguồn gốc để triển khai hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng. 
 
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lưu lý ngành KHCN cần tiếp tục đổi mới, sáng tạo hơn trong thời gian tới, để góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của tỉnh cũng như các chỉ tiêu Nghị quyết của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025.
 
Cần mạnh dạn tham mưu, đề xuất các nhiệm vụ, cơ chế, chính sách áp dụng trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ KHCN, đặc biệt đối với các nhiệm vụ trọng tâm, các sản phẩm chủ lực của tỉnh; tập trung vào tác động của KHCN đến chuỗi giá trị sản phẩm gắn với chế biến và liên kết tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; tăng cường kết nối với các viện, trường, doanh nghiệp,… để đưa các nghiên cứu KHCN vào sản xuất, kinh doanh.
 
Khoa học, công nghệ được ứng dụng vào quản lý, sản xuất, tạo động lực nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa.
Khoa học, công nghệ được ứng dụng vào quản lý, sản xuất, tạo động lực nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính, chia sẻ thông tin nhằm nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu công việc đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0…
 
Qua đó, góp phần đưa ngành KHCN thật sự trở thành động lực và tạo bứt phá phát triển kinh tế- xã hội của địa phương trong thời gian tới.
Bài, ảnh: PHƯƠNG THƯ
Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh