Các nhà nghiên cứu ĐH Waterloo đang tiên phong trong phương pháp phát hiện ung thư vú sớm ở phụ nữ. Công nghệ tiên tiến nhằm cung cấp độ chính xác cao hơn, rẻ hơn so với các công cụ chẩn đoán phổ biến nhất hiện nay như chụp X-quang tuyến vú, siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI).
Các nhà nghiên cứu ĐH Waterloo đang tiên phong trong phương pháp phát hiện ung thư vú sớm ở phụ nữ. Công nghệ tiên tiến nhằm cung cấp độ chính xác cao hơn, rẻ hơn so với các công cụ chẩn đoán phổ biến nhất hiện nay như chụp X-quang tuyến vú, siêu âm và chụp cộng hưởng từ (MRI).
Quá trình chạy thử nghiệm đã hoàn thành trong 2 phút và sử dụng ít năng lượng hơn điện thoại thông minh. Nó cũng sẽ an toàn hơn tia X, vốn khiến bệnh nhân tiếp xúc với bức xạ cường độ cao có thể làm hỏng DNA hoặc gây ung thư.
GS.TS Omar Ramahi- trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi đang tiến rất gần đến việc cung cấp một phương pháp phát hiện ung thư vú ở giai đoạn đầu mà không tốn kém và vô hại cho phụ nữ”.
Thiết bị chẩn đoán mà họ tạo ra tương tự phương pháp chụp X-quang tuyến vú nhưng thay vì tia X, năng lượng điện từ tần số thấp được phát ra từ một ăng-ten. Khi năng lượng xuyên qua ngực bệnh nhân, nó sẽ được thu nhận bởi một siêu bề mặt hoặc bảng mạch, bao gồm các pixel đầu cuối, mỗi pixel đóng vai trò là bộ thu.
Sau đó, AI sẽ diễn giải các hình ảnh phát ra từ bảng mạch, loại bỏ sự cần thiết của kỹ thuật viên con người để xem lại kết quả. Công nghệ này có thể xác định kích thước và vị trí của khối u, ngay cả ở những bộ ngực có mô dày đặc, điều mà các hệ thống chẩn đoán hiện tại có thể bỏ sót.
MINH CHÂU
(Nguồn: Scientific Reports)