Các nhà khoa học ĐH Nam California và ĐH Cambridge có thể đã phát hiện ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng ốm nghén, buồn nôn và nôn thường xảy ra khi mang thai. Với phát hiện này, các lựa chọn điều trị tốt hơn có thể sẽ xuất hiện.
Các nhà khoa học ĐH Nam California và ĐH Cambridge có thể đã phát hiện ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng ốm nghén, buồn nôn và nôn thường xảy ra khi mang thai. Với phát hiện này, các lựa chọn điều trị tốt hơn có thể sẽ xuất hiện.
Cụ thể, họ đã phát hiện ra hormone GDF15 được sản xuất trong nhau thai và mức độ nhạy cảm của người mẹ với nó sẽ quyết định mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy những phụ nữ tiếp xúc với lượng hormone thấp hơn trước khi mang thai có triệu chứng nặng hơn.
“Hiện chúng tôi biết rằng phụ nữ bị ốm nghén khi mang thai khi họ tiếp xúc với lượng hormone GDF15 cao hơn trước đó”, PGS. Marlena Fejzo cho biết.
Mặc dù đã có các phương pháp điều trị giúp cải thiện các triệu chứng của ốm nghén nhưng nghiên cứu này mở ra cánh cửa cho những con đường tiềm năng để giải quyết nguyên nhân cơ bản.
Với phát hiện của nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đề xuất 2 cách khả thi: Giảm GDF15 hoặc cho người đó tiếp xúc với GDF15 trước khi mang thai để chuẩn bị cho họ mức độ hormone tăng cao khi mang thai.
“Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng một hoặc cả hai phương pháp đó sẽ có hiệu quả trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị”, PGS. Fejzo nói.
MINH CHÂU
(Nguồn: Nature Journal)