Sự kết hợp giữa con người và máy móc là hình ảnh thu nhỏ của một câu chuyện khoa học viễn tưởng. Trong đời thực, những bước đầu tiên hướng tới như vậy được thực hiện từ lâu: Con người có máy tạo nhịp tim để điều trị chứng rối loạn nhịp tim hoặc cấy ghép ốc tai điện tử để cải thiện thính giác và cấy ghép võng mạc giúp những người gần như mù có thể nhìn thấy ít nhất một phần.
Sự kết hợp giữa con người và máy móc là hình ảnh thu nhỏ của một câu chuyện khoa học viễn tưởng. Trong đời thực, những bước đầu tiên hướng tới như vậy được thực hiện từ lâu: Con người có máy tạo nhịp tim để điều trị chứng rối loạn nhịp tim hoặc cấy ghép ốc tai điện tử để cải thiện thính giác và cấy ghép võng mạc giúp những người gần như mù có thể nhìn thấy ít nhất một phần.
Một con chip mới được phát triển bởi nhóm nghiên cứu của Francesca Santoro (Viện Điện tử sinh học (IBI-3) của Jülich) phối hợp với ĐH RWTH Aachen, Istituto Italiano di Tecnologia ở Genoa và ĐH Naples có thể giúp cấy ghép võng mạc kết hợp tốt hơn với cơ thể con người trong tương lai. Nó dựa trên các polymer dẫn điện và các phân tử nhạy cảm với ánh sáng có thể được sử dụng để mô phỏng võng mạc, hoàn chỉnh với thị giác.
Santoro- giáo sư về giao diện thần kinh điện tử giải thích: “Chất bán dẫn hữu cơ của chúng tôi nhận biết lượng ánh sáng chiếu vào nó. Điều tương tự cũng xảy ra trong mắt chúng ta. Lượng ánh sáng chạm vào các tế bào cảm quang riêng lẻ cuối cùng sẽ tạo ra hình ảnh trong não”.
Điều đặc biệt ở chất bán dẫn mới là: Nó hoàn toàn gồm các thành phần hữu cơ không độc hại, linh hoạt và hoạt động với các ion, tức với các nguyên tử hoặc phân tử tích điện. Do đó, nó có thể được tích hợp vào các hệ thống sinh học tốt hơn nhiều so với các thành phần bán dẫn thông thường làm bằng silicon, vốn cứng và chỉ hoạt động với các điện tử.
ĐÔNG NGHI
(Nguồn: Journal Nature Communications)