Từ bắt chước đến thống trị thế giới

02:08, 27/08/2023

Trung Quốc giờ đây là một trong những siêu cường trong lĩnh vực khoa học (KH) và công nghệ (CN). Bỏ qua mọi cáo buộc từ các nước phương Tây, quốc gia tỷ dân đã có sự lột xác ngoạn mục.

Lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy Điện Daya Bay, Trung Quốc được xây dựng nhờ quá trình chuyển giao công nghệ với Công ty Framatome, Pháp. Ảnh: Berkeley Labs New Center
Lò phản ứng hạt nhân tại Nhà máy Điện Daya Bay, Trung Quốc được xây dựng nhờ quá trình chuyển giao công nghệ với Công ty Framatome, Pháp. Ảnh: Berkeley Labs New Center

(VLO) Trung Quốc giờ đây là một trong những siêu cường trong lĩnh vực khoa học (KH) và công nghệ (CN). Bỏ qua mọi cáo buộc từ các nước phương Tây, quốc gia tỷ dân đã có sự lột xác ngoạn mục.

Nước đi khôn ngoan 

Những năm 1964, quá trình phát triển quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước phương Tây bắt đầu, các thỏa thuận tập trung vào “quan hệ đối tác chiến lược” đi cùng việc triển khai các CN tiên tiến ở Trung Quốc. Điều này cho thấy việc chuyển giao CN giữa Trung Quốc những thập kỷ trước đã mang lại kết quả. 

Điển hình như Pháp, những dự án trong đường sắt hoặc công nghiệp hạt nhân với Trung Quốc đã dẫn đến các hợp đồng quan trọng, quốc gia phương Tây cũng được hưởng lợi rất nhiều về kinh tế từ các quan hệ ngoại giao này. 

Daya Bay là nhà máy điện hạt nhân có công suất lớn trên quy mô thương nghiệp đầu tiên của Trung Quốc. Nhà máy này dùng 2 lò phản ứng kiểu nước áp lực (Pressurized Water Reactor) PWR- 900 do công ty Pháp, Framatome cung cấp. 

Khi quan hệ đối tác được cân bằng, Trung Quốc tiếp tục hợp tác trong chuyển giao CN đặc biệt là trong ngành hàng không với Airbus, một trong những nhà sản xuất máy bay lớn nhất trên thế giới có trụ sở tại Pháp. 

Theo thời gian, quốc gia tỷ dân đã tiếp thu kiến thức và tích lũy kinh nghiệm. Nền KH-CN của nước này dần ít phụ thuộc hơn vào các nước phương Tây, khi giờ đây Trung Quốc đã có thể phát triển các CN của
riêng mình.

Cùng với đó, quốc gia còn xây dựng các đặc khu kinh tế, đóng góp rất nhiều vào việc biến Trung Quốc thành “công xưởng của thế giới”, nó cũng cho phép nước này luân chuyển các sinh viên có trình độ cao, tạo ra một cộng đồng KH trong nước rất quan trọng. 

Điển hình như các công ty Trung Quốc chuyên về tấm pin mặt trời được tạo ra bởi những sinh viên trong cộng đồng KH, họ còn nghiên cứu và ứng dụng phương pháp tinh chế silicon, cho phép lưu trữ năng lượng tốt hơn ứng dụng vào các tấm pin mặt trời.    

Theo một báo cáo của Viện Chính sách KH Úc (ASPI), Trung Quốc dẫn đầu cuộc cạnh tranh CN toàn cầu và dẫn trước Hoa Kỳ về 37 trong số 44 CN được gọi là quan trọng như lĩnh vực truyền thông tần số vô tuyến (5G, 6G), hydro, pin ô tô điện, vật liệu nano, lớp phủ tiên tiến, siêu tụ điện, siêu thanh... 

Các chuyên gia đánh giá, trong tương lai gần, Trung Quốc hoàn toàn có khả năng độc quyền các CN nêu trên.

Vươn lên thành một cường quốc khoa học

Sự phát triển mạnh mẽ KH và CN của Trung Quốc dẫn đến hậu quả tiêu cực đối với các công ty phương Tây chính là sự suy giảm trên trường quốc tế, một trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng liên quan đến năng lượng gió, đường sắt hoặc đường hàng không. 

Sau khi chuyển giao CN sang Trung Quốc, các công ty phương Tây thuộc các lĩnh vực này đã bị cạnh tranh mạnh mẽ, thậm chí họ bị công ty Trung Quốc vượt mặt.

Ở những lĩnh vực mới nổi, sự tăng trưởng của Trung Quốc đã có sự thay đổi ngoạn mục. Phổ biến nhất liên quan đến CN phương tiện xanh. Năm 2022, quốc gia này đã chiếm 60% thị trường ô tô điện thế giới. 

Theo Văn phòng Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Trung Quốc từ lâu đã đi trước các quốc gia khác về hồ sơ bằng sáng chế, đất nước tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực KH máy tính, viễn thông và điện tử. 

Ngày nay, Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) cũng đã vượt xa Samsung, có thời điểm họ trở thành hãng điện thoại lớn nhất trên thế giới.

Theo danh sách phân loại các tổ chức nghiên cứu trên quy mô toàn cầu do tạp chí Nature công bố, Viện Hàn lâm KH Trung Quốc (CAS) đã vượt qua ĐH Harvard (Mỹ), Hiệp hội Max Planck và Trung tâm Nghiên cứu KH quốc gia Pháp (CNRS). 

CAS có hơn 60.000 nhà nghiên cứu, lớn gấp đôi so với CNRS, vốn từ lâu đã được coi là tổ chức nghiên cứu lớn nhất trên thế giới. 

Chi tiêu cho KH và CN của Trung Quốc lên tới gần 5 tỷ đô la, trong khi CNRS có ngân sách 4,4 tỷ đô la. Đặc biệt, Trung Quốc đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng nghiên cứu lớn, trong đó có những cơ sở quan trọng hàng đầu thế giới.

Ở cấp độ cá nhân, tức là cấp độ nhà nghiên cứu, Trung Quốc đã dựa vào việc tuyển dụng những người giỏi nhất trên thế giới trước khi dần dần “sản sinh” một thế hệ mới tỏa sáng trên trường quốc tế.

Ngày nay, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang định vị bản thân ngày càng tốt hơn trong bảng xếp hạng thế giới. 

Danh sách mới nhất trong năm nay cho thấy, có 304 nhà nghiên cứu Trung Quốc lọt trong top 10.000, 1.982 trong top 50.000 và 4.178 thuộc top 100.000 nhà KH có sức ảnh hưởng toàn cầu.

Điều này cho thấy, KH và CN của Trung Quốc hiện đang nổi bật về mặt chất lượng như một cường quốc KH đi trước hầu hết các nước phương Tây lớn.

Tất cả thông tin trên cho thấy rằng, Trung Quốc xuất hiện như một quốc gia có khả năng nghiên cứu và đổi mới riêng, cạnh tranh với những siêu cường KH trên thế giới, thậm chí vượt qua họ.

VY ANH (theo Dân trí)

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh