Nghiên cứu chống sạt lở bờ sông từ vật liệu tái chế

07:07, 04/07/2023

Từ tháng 9/2021 đến nay, PGS.TS Phùng Chí Sỹ cùng các chuyên gia của Trung tâm Công nghệ môi trường (ENTEC) thuộc Hội thiên nhiên bảo vệ môi trường Việt Nam triển khai đề tài nghiên cứu (cấp tỉnh) ứng dụng vật liệu tái chế từ rác thải nhựa và phế thải nông nghiệp để chống sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh.

Từ tháng 9/2021 đến nay, PGS.TS Phùng Chí Sỹ cùng các chuyên gia của Trung tâm Công nghệ môi trường (ENTEC) thuộc Hội thiên nhiên bảo vệ môi trường Việt Nam triển khai đề tài nghiên cứu (cấp tỉnh) ứng dụng vật liệu tái chế từ rác thải nhựa và phế thải nông nghiệp để chống sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh.

Vừa qua, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra, xác định vị trí triển khai thi công mô hình thử nghiệm dùng vật liệu tái chế từ rác thải nhựa và phế thải nông nghiệp để xây dựng một bờ kè chắn sóng có chiều dài 50m dọc theo bờ sông Cái Cao (thuộc ấp Phú Thạnh, xã Phú Đức, huyện Long Hồ).

Theo thiết kế, bờ kè có 2 phần chính: hàng cọc và hệ thống phao nổi. Phao nổi có dạng hình trụ tròn, đường kính 1m, vỏ bằng vật liệu polyester (bên trong chứa vật liệu tái chế từ rác thải nhựa và phế thải nông nghiệp), mỗi đoạn phao dài 5m, toàn bộ kè được kết nối bằng 10 phao; phao nổi có tác dụng làm giảm năng lượng sóng, hạn chế tác động dòng chảy ven bờ. Hàng cọc nằm bên ngoài cách bờ 3m có dạng hình hộp vuông, mỗi cọc chiều dài 1m, bằng nhựa phế thải (chủ yếu là LDPE) dùng để định vị phao nổi…; và một số vật liệu phụ khác.

Trên cơ sở đánh giá về hiện trạng sạt lở và khả năng ứng dụng rác thải nhựa, phế thải nông nghiệp từ mô hình thử nghiệm, đề tài sẽ đề xuất và triển khai quy trình công nghệ tái chế rác thải nhựa, phế thải nông nghiệp thành vật liệu, cấu kiện chống sạt lở bờ sông, rạch trên địa bàn tỉnh. Tổng kinh phí thực hiện đề tài trên 1,1 tỷ đồng. Theo Sở KH-CN, sản phẩm của đề tài sẽ là một giải pháp để giải quyết tình trạng sạt lở bờ sông ở ĐBSCL (trong đó có Vĩnh Long) với chi phí thấp, thân thiện với môi trường và bền vững trong tương lai.

MINH HÒA

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh