Kỹ thuật này cho phép cha mẹ có thể chọn giới tính thai nhi với tỷ lệ thành công lên đến 80%.
(VLO) Kỹ thuật này cho phép cha mẹ có thể chọn giới tính thai nhi với tỷ lệ thành công lên đến 80%.
Việc chọn giới tính cho thai nhi bị nghiêm cấm ở hầu hết các quốc gia. |
Cụ thể, một nghiên cứu của Giáo sư phôi học Gianpiero Palermo- Bệnh viện Weill Cornell Medicine, New York (Mỹ) về lựa chọn giới tính phôi thai nhi được công bố trên tạp chí Plos đang gây ra nhiều tranh cãi.
Thực tế, vấn đề này đã bị cấm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới vì lý do đạo đức.
Giáo sư Micheline Misrahi-Abadou- Bệnh viện Bicêtre (Pháp) giải thích: “Hình thức chọn lọc này có thể dẫn đến việc mất cân bằng tỷ lệ giới tính và đang diễn ra ở một số quốc gia chẳng hạn như Ấn Độ, nơi một số ngôi làng không còn những em bé gái”.
Nhưng việc lựa chọn giới tính cho thai nhi vẫn có thể được thực hiện ở Mỹ. Nghiên cứu trên đã được các nhà khoa học xem xét về 1.210 cặp vợ chồng vô sinh thực hiện chẩn đoán trước khi cấy ghép.
Điều này nhằm tìm sự bất thường về số lượng nhiễm sắc thể (DPI-A), trước khi bắt đầu thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và tiêm tinh trùng vào tế bào chất (ICSI).
Trong số đó, có 105 cặp vợ chồng muốn được chẩn đoán giới tính. Cụ thể, có 59 cặp đôi muốn có một bé gái và tỷ lệ thành công là 79%.
46 cặp vợ chồng còn lại muốn có con trai cũng đã thành công với tỷ lệ 80% bằng phương pháp từ nghiên cứu này.
Chọn lọc dựa trên nhiễm sắc thể
Kỹ thuật này dựa trên sự khác biệt nhỏ về trọng lượng giữa nhiễm sắc thể X (nặng hơn) và nhiễm sắc thể Y nhẹ hơn. Đầu tiên, tinh trùng được lấy từ người cha, lắng đọng trong ống nghiệm rồi đưa vào máy ly tâm.
Nhiễm sắc thể sẽ được phân lớp trong ống nghiệm theo trọng lượng của chúng, nặng nhất ở phía dưới và nhẹ nhất trên bề mặt. Tiếp theo, các bác sĩ sẽ phục hồi tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y và X.
Cuối cùng là công việc tiêm tinh trùng được chọn vào tế bào chất của noãn bào, DNA nằm trực tiếp trong đó và phôi phát triển. Các bác sĩ sẽ kiểm tra để biết được đó là con gái hay
con trai.
Nhóm nghiên cứu kết luận, công trình này đề cập đến việc phát hiện các bệnh di truyền liên quan đến tình dục. Các bệnh lý được tìm thấy ở nam giới, chẳng hạn như bệnh máu khó đông hoặc hội chứng fragile X- một bệnh di truyền thường dẫn đến thiếu hụt trí tuệ, rối loạn hành vi ở bé trai.
Một hành vi hoàn toàn bị cấm ở Pháp
Ở Pháp, chẩn đoán di truyền bị cấm, ngay cả trước khi sinh để tìm kiếm dị tật thai nhi hoặc các vấn đề có thể dẫn đến khuyết tật sau khi sinh hay trước khi cấy ghép (DPI). Ngày nay, việc lựa chọn giới tính chỉ được phép ở châu Âu vì lý do sức khỏe.
Cụ thể, trường hợp khi cả cha và mẹ đều là người nhiễm bệnh di truyền nghiêm trọng và không thể chữa khỏi, có thể lây sang trẻ em.
Theo đó, tế bào trứng sẽ được thụ tinh với tinh trùng, sau đó các bác sĩ phân tích phôi xem nó có mang nhiễm sắc thể X hay Y và sự bất thường di truyền hay không. Trong quá trình chẩn đoán trước khi cấy ghép, chỉ những phôi không có bất thường di truyền mới được cấy lại.
Ngay cả nghiên cứu trước khi sinh về dị bội (bất thường số) của nhiễm sắc thể giới tính, chẳng hạn như hội chứng Klinefelter (XXY) ở nam giới hoặc hội chứng Turner (XO) ở phụ nữ, cũng không được phép ở Pháp. Đây không phải là những căn bệnh nghiêm trọng và không thể chữa khỏi. Do đó, chẩn đoán trước khi cấy ghép đặt ra các vấn đề về đạo đức.
“Ngay cả khi xuất hiện những bất thường nhiễm sắc thể, việc mang thai hoàn toàn có khả năng sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh do các nhiễm sắc thể vẫn có thể được sửa chữa trong thời kỳ thai nhi vẫn còn trong bụng mẹ”- giáo sư Misrahi nói.
VY ANH (Theo Dân trí)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin