Kính thiên văn chụp được "hạt giống sự sống" trong chòm sao Kim Ngưu

10:11, 09/11/2022

Phát hiện choáng váng trong chòm sao Kim Ngưu một lần nữa ủng hộ giả thuyết rằng sự sống Trái Đất - bao gồm con người chúng ta - đến từ thế giới ngoài hành tinh.

 

 Cấu trúc hai phân tử hữu cơ (ảnh nhỏ) và đám mây phân tử Kim Ngưu 1 - Ảnh: NASA/VIỆN VẬT LÝ CƠ BẢN
Cấu trúc hai phân tử hữu cơ (ảnh nhỏ) và đám mây phân tử Kim Ngưu 1 - Ảnh: NASA/VIỆN VẬT LÝ CƠ BẢN

Phát hiện choáng váng trong chòm sao Kim Ngưu một lần nữa ủng hộ giả thuyết rằng sự sống Trái Đất - bao gồm con người chúng ta - đến từ thế giới ngoài hành tinh.

Theo Sci-News, một nhóm khoa học gia đã sử dụng Kính viễn vọng vô tuyến 40 m tại Đài quan sát Yebes - Tây Ban Nha đã phát hiện hai phân tử phức tạp mới, butadiynethionyl (HCCCCS) và ethynylbutatrienyliden (HCCCHCCC), hướng tới Đám mây phân tử Taurus 1 (Kim Ngưu 1 hay TMC-1).

Đám mây phân tử này là một lõi đám mây không có sao nằm cách Trái đất khoảng 440 năm ánh sáng trong chòm sao Kim Ngưu (Taurus), là một phần của Đám mây phân tử Kim Ngưu lớn hơn.

"Số lượng phân tử được phát hiện trong đám mây đen lạnh giá TMC-1 - cả với kính viễn vọng vô tuyến 40 m và kính viễn vọng vô tuyến 100 m (Mỹ) - chứng tỏ tầm quan trọng to lớn của nó trong việc cung cấp hiểu biết đầy đủ về hóa học của môi trường giữa các vì - tiến sĩ Raúl Fuentetaja và các đồng nghiệp từ Viện Vật lý cơ bản ở Tây Ban Nha cho biết.

Trong nghiên cứu mới của mình, tiến sĩ Fuentetaja và các đồng tác giả đã quan sát lõi TMC-1 trong dải tần số vô tuyến 31,1-50,2 GHz. Các quan sát được thực hiện như một phần của cuộc khảo sát QUIJOTE, với kính viễn vọng 40 m.

Dữ liệu đến từ một số lần quan sát được thực hiện từ tháng 12 2019 đến tháng 5-2022, tương ứng với 546 giờ quan sát đã tiết lộ ra hai phân tử hữu cơ mới là butadiynethionyl và ethynylbutatrienyliden. Một trong những phân tử này, butadiynethionyl, chứa lưu huỳnh.

Các tác giả đã nghiên cứu sự hình thành của hai phân tử này bằng cách sử dụng các tính toán mô hình hóa học và xác định chúng ta một phần của những thứ sau này sẽ kết hợp vào các vì sao và hệ hành tinh.

Các phân tử hữu cơ giữa các vì sao từ lâu được các nhà khoa học coi là "hạt giống sự sống". Theo giả thuyết với độ tin cậy lớn về nguồn gốc muôn loài, vài thiên thạch và sao chổi có thể đã mang những hạt mầm này xuống Trái Đất sơ khai, từ đó kết hợp với các yếu tố sẵn có lên hành tinh để sinh ra các phân tử thuộc về cơ thể sống đầu tiên.

Phát hiện vừa được trình bài trong bài công bố xuất bản trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics.

Theo Thu Anh/Báo Người Lao Động

 

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh