Các nhà nghiên cứu ĐH Stanford đã phát triển một "robot siêu nhí" có thể lăn, lật, quay và thậm chí bơi vào không gian hẹp.
(VLO) Các nhà nghiên cứu ĐH Stanford đã phát triển một “robot siêu nhí” có thể lăn, lật, quay và thậm chí bơi vào không gian hẹp.
Chiếc máy có kích thước bằng đầu ngón tay được lấy cảm hứng từ nghệ thuật gấp giấy origami của Nhật Bản và có thể được điều khiển bằng nam châm để đưa thuốc điều trị trực tiếp đến các khối u, cục máu đông, nhiễm trùng hoặc điểm đau.
Theo các nhà nghiên cứu, robot siêu nhí có thể cách mạng hóa y học, thay thế thuốc viên hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Robot siêu nhí mới rộng chưa đến 7,8mm và được gắn một tấm từ tính. Nó có thể nhanh chóng di chuyển qua các bề mặt trơn bóng, không bằng phẳng của cơ quan và bơi qua chất lỏng cơ thể, trong khi vận chuyển thuốc dạng lỏng.
Không giống như viên nén được nuốt hoặc chất lỏng được tiêm, nó giữ lại thuốc cho đến khi “đạt được mục tiêu và sau đó giải phóng loại thuốc nồng độ cao”, theo TS. Renee Zhao.
Cô nói: “Đó là cách robot của chúng tôi đạt được mục tiêu phân phối thuốc. Thiết kế tạo ra một áp suất âm trong robot để bơi nhanh và đồng thời cung cấp lực hút cho việc nhận và vận chuyển thuốc”.
HẢI HUỲNH (nguồn: Mail Online/Science)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin