Phương pháp mới rút ngắn thời gian đo sự nóng lên toàn cầu

08:04, 02/04/2022

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học quốc tế đã đưa ra một vấn đề dai dẳng trong khoa học khí hậu: sự tiến hóa khí hậu trong thời gian ngắn.

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học quốc tế đã đưa ra một vấn đề dai dẳng trong khoa học khí hậu: sự tiến hóa khí hậu trong thời gian ngắn.

“Thông thường có thể mất đến 20 năm trước khi chúng ta có thể phát hiện chắc chắn rằng việc giảm phát thải khí nhà kính cũng là giảm thành công tốc độ ấm lên toàn cầu. Phương pháp mới của chúng tôi cắt giảm một nửa thời gian này, hứa hẹn thời gian phản ứng nhanh hơn cho nhà hoạch định chính sách đang thực hiện các nỗ lực giảm thiểu quan trọng. Đồng thời, chúng tôi có thể tiết lộ rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu vẫn đang diễn ra ổn định, không tăng tốc hay chậm lại”- nhà nghiên cứu Bjørn Hallvard Samset (Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu quốc tế CICERO) cho biết.

Nhiệt độ bề mặt toàn cầu trong 1 năm nhất định bị ảnh hưởng bởi sự nóng lên toàn cầu và sự biến đổi bên trong của hệ thống khí hậu. Các ví dụ về sự biến đổi bên trong là hiện tượng El Nino và La Nina ở Thái Bình Dương và chỉ số NAO ở Bắc Đại Tây Dương. Những biến thể này không phụ thuộc vào sự nóng lên toàn cầu, nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu lên đến 0,5oC mỗi năm.

Khi các nhà nghiên cứu tính toán tốc độ ấm lên toàn cầu, những dao động như vậy hoạt động như “tiếng ồn” làm cho việc tính toán về sự ấm lên thực tế khó khăn hơn, đặc biệt là ở các khoảng thời gian ngắn hơn, chẳng hạn 10- 20 năm. Đây là lý do mà các báo cáo của IPCC sử dụng hiện tượng nóng lên toàn cầu trong 10 năm qua (2001- 2020), thay vì chỉ sử dụng năm trước.

CHIÊU HÂN

(Nguồn: Phys.org)

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh