Một nghiên cứu những người trưởng thành ở Stockholm (Thụy Điển) cho thấy việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí xung quanh có liên quan đến nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao. Nghiên cứu được các nhà khoa học Viện Karolinska thực hiện và được xuất bản trên tờ JAMA Network Open.
Một nghiên cứu những người trưởng thành ở Stockholm (Thụy Điển) cho thấy việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm không khí xung quanh có liên quan đến nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 cao. Nghiên cứu được các nhà khoa học Viện Karolinska thực hiện và được xuất bản trên tờ JAMA Network Open.
Vì các chất ô nhiễm trong không khí ngoài trời có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp như cúm và SARS, dịch COVID-19 làm dấy lên lo ngại rằng chúng cũng có thể góp phần vào nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những khu vực có chất lượng không khí kém có nhiều trường hợp mắc COVID-19 hơn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ hơn vấn đề này bằng cách xem xét mối liên hệ giữa mức độ phơi nhiễm ước tính với các chất ô nhiễm không khí tại nhà và xét nghiệm PCR dương tính với SARS-CoV-2 ở thanh niên tại Stockholm. Kết quả cho thấy việc tiếp xúc với một số chất ô nhiễm không khí liên quan đến giao thông có tác động đến khả năng dương tính cao hơn.
Các nhà nghiên cứu hiện đang xem xét tiếp mối liên hệ giữa các chất gây ô nhiễm không khí và các triệu chứng hậu COVID-19 ở thanh niên.
HẢI HUỲNH (nguồn: MedicalXpress)
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin