Phát hiện ra phân tử tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tụy

07:03, 06/03/2022

Một nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Toàn diện Roswell Park đã phát hiện ra một phân tử có tác dụng ức chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư tuyến tụy thông qua con đường chuyển hóa sắt. Phát hiện của họ vừa được công bố trên Tạp chí Molecular Cancer Therapeutics, mở đường cho việc phát triển thuốc mới để điều trị ung thư tuyến tụy.

Một nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Toàn diện Roswell Park đã phát hiện ra một phân tử có tác dụng ức chế sự phát triển và di căn của tế bào ung thư tuyến tụy thông qua con đường chuyển hóa sắt. Phát hiện của họ vừa được công bố trên Tạp chí Molecular Cancer Therapeutics, mở đường cho việc phát triển thuốc mới để điều trị ung thư tuyến tụy.

Phân tử MMRi62 nhắm mục tiêu chuyển hóa sắt để tiêu diệt tế bào ung thư và các protein có hại khuyến khích sự phát triển và lây lan của chúng, cho thấy rằng sự phát triển và hoàn thiện hơn nữa của hợp chất này có thể dẫn đến một loại liệu pháp điều trị ung thư tuyến tụy mới.

“MMRi62 gây ra sự suy thoái của một protein dự trữ sắt được gọi là FTH1, cũng như một protein bị đột biến trong tế bào ung thư biểu mô tuyến tụy (PDAC), dẫn đến sự ức chế di căn và ferroptosis- một dạng chết của tế bào được kích hoạt bởi sắt tự do trong tế bào”, PGS. TS. Xinjiang Wang nói.

PDAC có khuynh hướng mắc bệnh ferroptosis, một loại tế bào chết được xác định gần đây do sắt kích hoạt, đã trở thành tâm điểm của nghiên cứu ung thư. Việc xác định các tác nhân mới kích hoạt bệnh ferroptosis đại diện cho một lĩnh vực điều trị tiềm năng mới đối với PDAC, một căn bệnh nguy hiểm và không thể chữa khỏi chiếm 90% tất cả các loại ung thư tuyến tụy.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: Molecular Cancer Therapeutics Journal)

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh