Pin nhỏ nhất thế giới chỉ bằng hạt bụi

04:02, 27/02/2022

Các nhà khoa học ĐH Công nghệ Chemnitz đã phát triển loại pin nhỏ nhất thế giới- một thiết bị tự lắp ráp có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các cảm biến nhỏ trong cơ thể con người, theo một bài báo mới được công bố trên Tạp chí Advanced Energy Materials.

Các nhà khoa học ĐH Công nghệ Chemnitz đã phát triển loại pin nhỏ nhất thế giới- một thiết bị tự lắp ráp có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các cảm biến nhỏ trong cơ thể con người, theo một bài báo mới được công bố trên Tạp chí Advanced Energy Materials.

Bước đột phá trong công nghệ lưu trữ năng lượng được tạo ra thông qua cái gọi là quy trình Swiss-Roll, lấy cảm hứng từ món tráng miệng xốp nhiều lớp nổi tiếng của Thụy Sĩ. Trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu đã xếp lớp các bộ thu dòng và các dải điện cực làm bằng vật liệu polymer, kim loại và điện môi lên bề mặt nước căng.

Bằng cách bóc các lớp riêng lẻ này, chúng có thể giải phóng sức căng trên bề mặt nước, cho phép các vật liệu dính lại và lăn xung quanh nhau. Các nhà khoa học mô tả thiết bị thu được là một “pin siêu nhỏ hình trụ tự quấn”.

Pin siêu nhỏ có kích thước gần bằng một hạt bụi- bề ngang là 1 milimét vuông- và nó có mật độ năng lượng tối thiểu là 100 microwatt giờ trên 1cm2. Theo GS. Oliver Schmidt- trưởng nhóm nghiên cứu- mật độ đó sẽ cải thiện theo thời gian.

“Vẫn còn tiềm năng tối ưu hóa rất lớn cho công nghệ này và chúng tôi có thể mong đợi những viên pin siêu nhỏ mạnh hơn nhiều trong tương lai”, GS. Schmidt giải thích.

CHIÊU HÂN

(Nguồn: the journal Advanced Energy Materials)

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh