Dùng sóng âm biến tế bào gốc thành tế bào xương

04:02, 27/02/2022

Các nhà nghiên cứu ĐH Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT), Australia, đã sử dụng sóng âm tần số cao trong một phương pháp điều trị mới để biến tế bào gốc thành tế bào xương với hy vọng giúp bệnh nhân ung thư hoặc các bệnh thoái hóa hồi phục xương thông qua kỹ thuật mô.

Các nhà nghiên cứu ĐH Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT), Australia, đã sử dụng sóng âm tần số cao trong một phương pháp điều trị mới để biến tế bào gốc thành tế bào xương với hy vọng giúp bệnh nhân ung thư hoặc các bệnh thoái hóa hồi phục xương thông qua kỹ thuật mô.

Kỹ thuật mô là một lĩnh vực mới nổi trong sinh học, tập trung vào việc tái tạo, phục hồi hoặc cải thiện các mô sinh học. Nghiên cứu phục hồi mô xương cần một lượng lớn tế bào gốc. Trong khi một số nghiên cứu đã sử dụng các tế bào gốc từ tủy xương trong quá trình nghiên cứu của họ, thì những tế bào này rất khó lấy ra.

Nhóm các nhà nghiên cứu Australia tập trung vào việc sử dụng sóng âm thanh để kích hoạt các tế bào gốc biệt hóa thành các tế bào khác nhau. Phương pháp này sử dụng khả năng tự chữa lành tự nhiên của cơ thể con người để xây dựng lại mô xương và cơ, đồng thời có thể giúp giảm nhu cầu thực hiện các thủ thuật thường gây đau đớn của các phương pháp hiện tại.

“Sóng âm thanh cắt giảm thời gian điều trị thường cần thiết để các tế bào gốc bắt đầu biến thành tế bào xương trong vài ngày. Phương pháp này cũng không yêu cầu bất kỳ loại thuốc đặc biệt nào giúp tạo xương và rất dễ áp dụng cho các tế bào gốc”, TS. Amy Gelmi, thành viên nghiên cứu, Phó Hiệu trưởng RMIT- giải thích.

HẢI HUỲNH

(Nguồn: ScienceDaily)

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh