Tính đến đầu tháng 11/2021, Mỹ, Nhật, Anh, Belarus thông báo chính thức công nhận 'hộ chiếu vắc xin' của Việt Nam với một số tiêu chuẩn cụ thể về loại vắc xin. Một số nước khác cũng đang tích cực xem xét.
Tính đến đầu tháng 11/2021, Mỹ, Nhật, Anh, Belarus thông báo chính thức công nhận 'hộ chiếu vắc xin' của Việt Nam với một số tiêu chuẩn cụ thể về loại vắc xin. Một số nước khác cũng đang tích cực xem xét.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đang làm việc với 80 đối tác để thúc đẩy công nhận "hộ chiếu vắc xin" lẫn nhau - Ảnh minh họa |
Trong họp báo thường kỳ ngày 4/11, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã cung cấp thêm thông tin liên quan việc công nhận "hộ chiếu vắc xin" lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước.
Theo bà Thu Hằng, Việt Nam đang tạm thời công nhận giấy chứng nhận tiêm chủng/hộ chiếu vắc xin của 72 nước và vùng lãnh thổ. Đây là những nước/vùng lãnh thổ đã chính thức giới thiệu mẫu chứng nhận tiêm chủng/"hộ chiếu vắc xin" đến Bộ Ngoại giao (danh sách tại đây).
Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết tính đến đầu tháng 11/2021, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Belarus đã có thông báo chính thức về việc đồng ý công nhận "hộ chiếu vắc xin" của Việt Nam, với một số tiêu chuẩn cụ thể về chủng loại vắc xin.
Ấn Độ cũng đã đồng ý về mặt nguyên tắc trong khi các đối tác khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước ASEAN, Liên minh châu Âu đang xem xét tích cực và chờ Việt Nam ban hành, giới thiệu mẫu "hộ chiếu vắc xin" thống nhất.
Theo bà Thu Hằng, Việt Nam cũng đang làm việc với 80 đối tác để thúc đẩy công nhận "hộ chiếu vắc xin" lẫn nhau. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực trao đổi để sớm ban hành mẫu "hộ chiếu vắc xin" theo tiêu chuẩn quốc tế và sẽ có thông tin, hướng dẫn cụ thể sau.
Cũng trong họp báo chiều 4/11, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết người đến từ các nước và vùng lãnh thổ chưa giới thiệu chính thức mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng, giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 cho Việt Nam có thể liên hệ với các cơ quan đại diện Việt Nam ở sở tại để hợp pháp hóa hoặc xác nhận nội dung các giấy tờ nói trên.
Tuy nhiên theo bà Thu Hằng, đây chỉ là giải pháp tạm thời trước khi Việt Nam chính thức công nhận "hộ chiếu vắc xin" của nước ngoài.
Để được công nhận, "hộ chiếu vắc xin" nước ngoài cần đáp ứng bộ tiêu chí của Việt Nam đã được lãnh đạo Chính phủ phê duyệt.
Theo đó mẫu "hộ chiếu vắc xin' phải được cấp đồng thời ở dạng điện tử và bản giấy có mã xác thực.
Các "hộ chiếu vắc xin" này do các quốc gia/vùng lãnh thổ có hệ số an toàn cao, tỉ lệ tiêm chủng rộng rãi cấp.
Về loại vắc xin được công nhận, đây phải là loại vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ hoặc Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu, Bộ Y tế Việt Nam cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Theo BẢO DU/Tuổi Trẻ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin